Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Mặc khách Sài Gòn

(Thethaovanhoa.vn) - Từ “mặc khách” ít đứng riêng ra khỏi cụm từ “tao nhân mặc khách”, nên khi đọc Mặc khách Sài Gòn (NXB Hồng Đức, quý 1/2014) của Tô Kiều Ngân, sự tò mò đến ngay từ tựa đề. Trong các từ điển tiếng Việt phổ thông, “tao nhân mặc khách” thường được định nghĩa như: người sành về sáng tác hoặc thưởng thức văn chương (nói khái quát). Trong Mặc khách Sài Gòn, họ còn là người sành về sáng tác hoặc thưởng thức nghệ thuật nói chung.

Qua 15 chân dung chính yếu và lý thú, Tô Kiều Ngân (1926 - 2012) đã phác họa lại được một phần không khí sinh hoạt của Sài Gòn thời trước 1975. Bên cạnh những cái tên đã trở nên quen thuộc với độc giả trẻ ngày nay như Nguyễn Vỹ, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Lê Thương, Tạ Tỵ, Bùi Giáng, Nguyên Sa…, tác giả còn vẽ  chân dung của những con người quan trọng khác như Mai Thảo, Tô Thùy Yên, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Cung Trầm Tưởng, Hoàng Trúc Ly...
Trong lời nói đầu của sách, Tô Kiều Ngân viết: “Mặc khách Sài Gòn khá đông, mỗi người một vẻ, không thể một lúc mà viết cho hết được nên chỉ xin giới hạn trong một số người mà tác giả may mắn được quen biết, giao du hoặc cùng hoạt động chung trong một môi trường nghệ thuật”.
Văn Bảy
Thể thao & Văn hóa

Không có nhận xét nào: