Thiền
là sản phẩm trí tuệ của khu vực Đông Á, kết tinh của hai nền văn hoá
lớn nhất của khu vực là Trung Hoa và Ấn Độ cổ đại, hơn nữa, là phương
thức nhận thức con người có chiều sâu và được thử thách qua nhiều thời
đại và trong khu vực cũng có những phương thức tu duy khác nhưng không
tiêu biểu và đặc thù như Thiền.
Tất cả những gì hiện diện được hình dung là văn hoá đều nhằm phục vụ
cho con người. Từ cổ chí kim, những khát vọng, những tìm tòi ở mọi nơi
mọi chỗ trên hoàn cầu này đều nhằm từ tìm hiểu bản ngã đến thúc đẩy tha
nhân văn hoá hơn. Thiền với tư cách là đặc phẩm Á Đông là một sáng tạo
như vậy. Cái được gọi là Thiền Á Đông, được hình dung là một nội hàm đa
diện. Từ góc nhìn giáo dục, Thiền là một Phương tiện đặc thù của Á Đông.
Bài viết quan niệm Thiền như một sáng tạo của Á Đông trong nhận thức
con người và thế giới và từ đó Thiền trở lại với tư cách là một phương
thức đặc phẩm của Á Đông trong thức ngộ tha nhân.
1. Từ nhận thức bản ngã và thế giới đến thức ngộ tha nhân
1.1. Từ nhận thức bản ngã và thế giới…
Có thể nói Thiền là tinh hoa của hai cột trụ văn hoá Châu Á và thế giới là Ấn Độ và Trung Hoa. Phật giáo vào Trung Hoa thời nhà Hán, kết hợp với triết học Lão Trang Trung Hoa tạo thành một thức đặc phẩm Thiền. Từ đó Thiên Nam Tông Trung Hoa truyền vào Việt Nam.
Thiền trước khi là một phương thức thức ngộ bản ngã và tha nhân là kết quả của sự nỗ lực truy vấn sâu sắc bậc nhất trên thế giới về tâm linh con người. [1] Để có được cái gọi là Thiền, ít nhất đã trải qua một quá trình vật lộn thức nhận và một quá trình hoà hợp. Cội nguồn đầu tiên của Thiền chính là quá trình người Ấn Độ, ông tổ của Phật giáo Ấn Độ ngồi dưới gốc Cây Bồ để để truy vấn về cội nguồn của cái Khổ. Trong quá trình quy tâm truy vấn đó, Thích ca đã đọc ra được cội nguồn của cái khổ. Tuy nhiên, đọc ra cội nguồn của cái khổ không phải là cội gốc của Thiền, mà phương thức để có thể đọc ra nó mới là cội gốc của Thiền. Để đọc ra được cội nguồn của cái khổ, Thích Ca đã từ bỏ tất cả vinh hoá phú quý, xa lánh cuộc sống thế tục, tĩnh tâm tu luyện. Tr ạng thái tâm trong, không bị chi phối bởi những tác nhân của dục vọng đã giúp cho Thích ca nhìn ra Bản lai diện mục, chân tương của vấn đề nỗi khổ con người. Đó là dục vọng. Thiền chính là trạng thái đạt được tâm trong này. Như vậy, có thể nói, cội nguồn đ ầu tiên của Thiền này phát xuất từ Ấn Độ. Nhưng Phật giáo ở Ấn Độ chưa được gọi là Thiền. Nó chỉ được gọi là Thiền và phát huy ảnh hưởng toàn khu vực khi mà nó được tái cấu trúc trên cơ sở sự tương tác với Lão Trang Trung Hoa. Đây chính là chặng thứ hai.
Khát vọng tối hậu của Phật giáo Ấn Độ là giúp con người thoát khổ, thông qua từ bỏ dục vọng. Lão Trang khát vọng vươn tới một con người trở thành Thần tiên ngày trong thế giới này. Lão Trang và Đạo gia có nhiều cách thức để tu luyện để có thể Trường sinh bất tử. Luyện linh đơn, thần dược, dưỡng khí, dưỡng hơi thở là sản phẩm của học phái này. Gặp nhau của Phật giáo và Lão Trang là ở chỗ, Phật giáo cần tiếp tục phát triển, bởi Phật giáo khó phát triển ở quê hương của mình[2]. Để tìm chỗ đứng Phật giáo đã phải diễn đạt nhiều khái niệm của mình bằng ngôn ngữ và khái niệm của Lão Trang.. Điểm quan trọng nhất của sự gặp gỡ này là Phật giáo đã đưa phương thức tư duy của Lão Trang vào trong mình tái cấu trúc lại trở thành cái được gọi là Thiền. Linh hồn của Phương thức Tư duy Lão Trang là phá bỏ những tư duy cụ thể, đập vỡ nó, mở ra những chiều kích tư duy rộng lớn hơn. Theo quan niệm của Lão Trang, thế giới đa diện đa chiều, rộng lớn, nó vượt xa những gì tai ra nghe thấy, mắt ta nhìn thấy, ta cần phải vượt qua nó đ ể hoà nhập vào cái mà Lão Trang gọi là thế giới “đại mỹ” của vũ trụ. Trong Nam hoa kinh, [3] chúng ta sẽ bắt gặp những tên Làng, những tên như Chim Bằng, cá Côn, những cây cao to bất thường….Nó là những thứ không có trong thế giới chúng ta nhìn thấy. Những cái bất thường này sẽ phá vỡ tư duy thông thường của chúng ta. Thiền học đã triệt để sử dụng phương thức tư duy này của Lão Trang trong tiến trình tu tập, giác ngộ của mình. Trong các công án Thiền, những hành động như gõ nhẽ vào đầu, hay trả lời không theo đúng câu hỏi…là một cách thức làm thức tỉnh những lối mòn của tư duy thường ngày của chúng ta.
Định hình một dòng phái Phật giáo Trung Hoa, Thiền ảnh hưởng mạnh mẹ đến toàn khu vực đặc biệt là Việt Nam và Nhật Bản. Tiến trình hình thành Thiền học là tiế n trình quy tâm trên cơ sở kết hợp đặc phẩm của hai nền văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa. Thiền nhìn tư tiến trình này là kêt quả của tiến trình nhận thức dài lâu. Trở thành một đặc phẩm của văn hoá Á Đông, từ đó Thiền trở thành một phương thức thức ngộ đặc thù của khu vực.
1.2. Đến thức ngộ tha nhân…..
Kết tinh tinh hoa của hai nền văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa, Thiền không chỉ tồn tại và lan toả với tư cách là một học Phái của Phật giáo mà còn là một phương thức thức ngộ tha nhân. Ban đầu, Thiền với tư cách là một phương thức thức ngộ chủ yếu thực thi trong dòng phái Thiền học ở các nước trong khu vực Đông Á như: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản…Những công án Thiền và những tác phẩm thơ Thiền thời Đường Tống Trung Quốc và Thơ văn Lý Trần ở Việt Nam cho thấy sự thẩm thấu sâu Thiền với tư cách là phương thức thức ngộ Phật tử.
Khác với sự tan dã của những học phái tư tưởng khác, Thiền không mất đi cùng với sự thay đổi thể chế chính trị. Ở Việt Nam, khi nhà nước Chuyên chế mất đi, Nho giáo không tồn tại với tư cách là hệ tư tưởng nhà nước mà cấu trúc vào trong thực tiễn đời sống, thông qua những ứng xử, những tư duy…Ở Việt Nam, Phật giáo kết tinh ở thời đại Lý Trần với tư cách hệ tư tưởng của chính thể. Sang thời Lê cho đến trước khi Pháp xâm chiếm, Phật giáo đi sâu vào trong dân gian và trong những trí thức cao cấp. Từ đó đến nay, Phật giáo vẫn luôn nằm sâu trong tâm thức dân gian.
Thiền với tư cách là một phương thức thức ngộ đã có những thay đổi mang tính bước ngoạt.
Vượt ra khỏi là một phương thức thức ngộ đặc thù trong Phật giáo, Thiền trở thành một phương thức mang tính nhân loại, không chỉ là đặc phẩm của Á Đông mà trở thành đặc phẩm của thế giới. Quan sát chỉ riêng ở Việt Nam, không chỉ những người tu hành mới hành thiền, mà nhiều cá nhân không theo Phật giáo hành thiền. Hành thiền của những người không thuộc phật tử khác với hành thiện của phật tử phật giáo. Hành thiền của những người ngoài Phật giáo hướng đến tìm kiếm một sự tĩnh tại, quy tâm, tìm kiếm sự thanh thản trong những khoảng khắc trạng thái Thiền. Hơn nữa, những cách diễn giải về Thiền đã có những thay đổi căn bản khả dĩ có thể đi sâu hơn và dễ tiếp nhận hơn với đông đảo mọi người. Đọc những tác phẩm của Thích Nhất Hạnh hẳn sẽ dễ tiếp nhận hơn so với những kinh điển ghi chép về Thiền.
Như vậy, từ một phương thức thức ngộ trong Phật giáo Thìên từng bước trở thành phương thức tu tập mở rộng ra ngoài Phật giáo, trở thành một phương thức hết sức đặc hiệu trị tâm bệnh cho người hiện đại. Sự hiện diện và tham gia vào giải quyết nhiều vấn đề của con người hiện đại l à một bước đi sâu hơn của Thiền với vai trò là phương thức thức ngộ tha nhân.
Thiền với tư cách là một phương thức thức ngộ tha nhân, không chỉ dừng lại ở Việt Nam hoặc Khu vực Đông Á, ngày nay Thiền thâm nhập sâu hơn vào một thế giới mà tư duy nhận thức về con người và thế giới hoàn toàn khác biệt với Á Châu. Thiền ngày càng thâm nhập sâu hơn vào thế giới Tây Phương. Có nhiều biểu hiện có thể chứng minh rằng, Thiền đang từng bước chinh phục thế giới Tây phương với tư cách là phương thức thức ngộ. Ở Việt Nam, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã thành lập một làng thực tập tu Thiền tại Pháp, có tên là làng Mai. Không chỉ bà con Việt Kiều mà nhiều công dân Pháp đã đến đây tập Thiền. Chính Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người giảng Thiền cho Tổng thống Mỹ Obama.
Đặc phầm Thiền không chỉ đến với thế giới Tây Phương thông qua những người Tu hành Đông Á, đặc biệt hơn Thiền đến với Tây Phương bởi chính sự thức ngộ của người Tây phương, họ đã chủ động đến với Á Châu sau khi đã được chính Thiền Thức ngộ. Ngày này trong nhiều công trình nghiên cứu và giới thiệu về Thiền, nhiều những nhà nghiên cứu, tu thiền nước ngoài đã nghiên cứu và giới thiệu sự kỳ diệu của phương thức thức Ngộ Thiền học. Tiêu biểu như cuốn:Hành trình về Phương Đông của PacDing, NXb Thế giới, 2009, Ẩn Tu nơi Núi Tuyết Vicki Mackenzie, hay Bàn về hạnh phúc của Mathieu Ricard….
Như vậy, Thiền từ khởi nguyên của nó là sản phẩm của trí tuệ Ấn Độ và Trung Hoa cổ đại, trở thành một tài sản nhân loại, từ Trung Hoa lan toả sang Nhật Bản, Việt Nam và từ các quốc gia này tiếp tục đi sâu vào đời sống nhân dân qua nhiều thế kỷ. Đến thời cận hiện đại, tiếp tục đi sang thế giới trời tây và từng bước thức ngộ nhiều người là những nhà khoa học, chính khác lớn của Tây Phương đến với Thiền.
2. Thiền và “khái niệm” Phương Tây
Ngày nay, những trí tuệ lớn bậc nhất thế giới đều khẳng định, đặc thu tư duy nhận thức của người Phương Tây là tư duy bằng khái niệm. Đặc thù tư duy của người Á Châu là tư duy bằng trực giác. [4]. Hệ quả là Tây Phương của khái niệm là những đầu óc duy lý, Đô ng Phương của trực giác là tạo ra những chân tu tiên phong đạo cốt.
Thiền là sản phẩm trí tuệ của khu vực Đông Á, kết tinh của hai nền văn hoá lớn nhất của khu vực là Trung Hoa và Ấn Độ cổ đại, hơn nữa, là phương thức nhận thức con người có chiều sâu và được thử thách qua nhiều thời đại và trong khu vực cũng có những phương thức tu duy khác nhưng không tiêu biểu và đặc thù như Thiền. Vì vậy, có thể dùng Thiền với tư cách là phương thức thực ngộ hay phương thức đặc thù của tư duy Phương Đông trong so sánh với phương thức nhận thức của Tây Phương.
Dùng khái niệm để nhận thức và dùng khái niệm để giáo dục là một đặc thù của Phương Tây. Đặc thù của tư duy trực giác, tư duy Thiền trong nhận thức con người và thế giới là phá bỏ tất cả khái niệm, đập vỡ khái niệm, thâm nhập bằng trực giáo vào đối tượng. Với Phương thức của Thiền, chỉ tồn tại hai trạng thái, một là trước khi thức ngộ, hai là sau khi thức ngộ. Khi đã thức ngộ có nghĩa đã hoá nhập vào thế giới toàn thể, thực sự trở thành chân tu rồi. Khái niệm của Tây Phương trải qua từng bước từ hiểu bộ phận đến hiểu tổng thể. Do vậy, những sĩ tử tu tập Thiền không quan tâm quá nhiều đến khái niệm, mà quan tâm hơn đến đốn ngộ trong từng trạng thái nhỏ, từng hành động trong cuộc sống, có thể qua hành động quét sân, pha trà….Lôgíc của Thiền nằm ở chính trạng thái Ngộ trong giây lát chứ không phải là hệ quả của những khái niệm kết thành một khái niệm nhận thức. Và ở trạng thái đó, Ngộ là hoàn tất, hiểu mình, tha nhân và thế giới. Với Thiền Tông Nam Tông, Thiền không quan tâm đến việc người tu tập có biết chữ hay không, mà chỉ quan tâm đến người đó có đốn ngộ hay không. Huệ Năng, ông tổ của Nam Tông được truyền Y Bát là người không biết chữ .
Có thể nói, trên đây là những khác biệt khác biệt lớn của hai truyền thống tư duy và phương thức giáo dục của Đông Phương và Tây Phương.
3. Sự thâm nhập của hai phương thức tư duy
Như trên chúng tôi đã đề cập, phương thức thức ngộ Thiền đã từng bước thâm nhập vào thế giới của những người tư duy bằng khái niệm. Xu hướng này đang từng bước lan rộng trong thế giới Tây Phương. Và ngược lại, từ trong thời cận hiện đại, nhiều người Phương Tây đã mang phương thức tư duy bằng khái niệm đến với thế giới Đông Á. Đến ngày nay, phương thức Tư duy này từng bước đi sâu vào trong thế giới Phương Đông. Trong định hướng của bài viết, chúng tôi chỉ đi giải thích những nét cơ bản nhất của hiện tượng mang tầm quốc tế này của hai trường phái tư duy mang tính nhân loại này.
Sự thâm nhập vào nhau của phương Đông và phương Tây xuất phát từ chính những điểm yếu trong tư duy của chính mình. Hệ thống khái niệm của Phương Tây với đặc thù của nó là phân mảnh, chia mảng đưa đến những hiểu biết chi tiết có cơ sở khoa học của từng bộ phận mà họ tìm hiểu, từ đó họ kiến tạo lên hệ thống những hiểu biết cơ học về con người và thế giới. Thế mạnh của khái niệm cho phép hiểu được và gọi tên hoá học của nó từng bộ phân trong cơ thế người hoặc thế giới. Nhưng không cho phép họ hiểu tường tận tâm bệnh. Phân tâm học sau này giải quyết ít nhiều vấn đề này. Ngay nay có một thực trạng, người Phương Tây cơ bản đạt đỉnh cao trong thế giới vật chất nhưng lại ngày càng cô đơn, hụt hẫng và khủng hoảng trong thế giới tinh thần và đời sống tâm linh. Tư duy thức ngộ của Thiền chưa mang đến một thế giới đồ sộ về vật chất nhưng giải quyết mỹ mãn những vấn đề về tinh thần và tâm tinh đồng thời cung cấp những liệu pháp trị tâm bệnh bằng những phương thức tu tập giải đơn mà ở đó ai cũng có thể thức ngộ trong bất kỳ hoàn cảnh nào và ở nơi đâu.
Phương thức tư duy của hai truyền thống lớn mang đến những thành công lớn và cũng để lại những khoảng trống lớn. Thế giới Tây Phương giúp thế giới đầy đủ hơn về vật chất nhưng để lại một khoảng trống lớn về tinh thần. Ngược lại đông phương thế giới mang lại sư giàu có về đời sống tinh thần và tâm linh nhưng bỏ lại một khoảng trống lớn về thế giới vật chất. Sự tìm đến và bổ khuyết cho nhau là một xu thế tất yếu, cả hai đều cần đến nhau trong một thế giới cần đến sự hài hoà.
Chú thích:
[1] Thái Bá Vân, Tiếp xúc với Nghệ Thuật, Viện Mỹ Thuật ấn hành, 1995, tr.118.
[2]. Phát hiện Ấn Độ, Jawaharlal Nehru, Nxb Văn học, 1990, tr.199.
[3] Nam hoa Kinh, Trang Tử, Nhà xuất bản văn học, Trung tâm ngôn ngữ văn hoá Đông Tây, tr. 2001.
[4] Bàn về tính khả tri của văn hoá, .Francois Julien, Nxb Lao động, 2010
http://vanhoanghean.com.vn/
1. Từ nhận thức bản ngã và thế giới đến thức ngộ tha nhân
1.1. Từ nhận thức bản ngã và thế giới…
Có thể nói Thiền là tinh hoa của hai cột trụ văn hoá Châu Á và thế giới là Ấn Độ và Trung Hoa. Phật giáo vào Trung Hoa thời nhà Hán, kết hợp với triết học Lão Trang Trung Hoa tạo thành một thức đặc phẩm Thiền. Từ đó Thiên Nam Tông Trung Hoa truyền vào Việt Nam.
Thiền trước khi là một phương thức thức ngộ bản ngã và tha nhân là kết quả của sự nỗ lực truy vấn sâu sắc bậc nhất trên thế giới về tâm linh con người. [1] Để có được cái gọi là Thiền, ít nhất đã trải qua một quá trình vật lộn thức nhận và một quá trình hoà hợp. Cội nguồn đầu tiên của Thiền chính là quá trình người Ấn Độ, ông tổ của Phật giáo Ấn Độ ngồi dưới gốc Cây Bồ để để truy vấn về cội nguồn của cái Khổ. Trong quá trình quy tâm truy vấn đó, Thích ca đã đọc ra được cội nguồn của cái khổ. Tuy nhiên, đọc ra cội nguồn của cái khổ không phải là cội gốc của Thiền, mà phương thức để có thể đọc ra nó mới là cội gốc của Thiền. Để đọc ra được cội nguồn của cái khổ, Thích Ca đã từ bỏ tất cả vinh hoá phú quý, xa lánh cuộc sống thế tục, tĩnh tâm tu luyện. Tr ạng thái tâm trong, không bị chi phối bởi những tác nhân của dục vọng đã giúp cho Thích ca nhìn ra Bản lai diện mục, chân tương của vấn đề nỗi khổ con người. Đó là dục vọng. Thiền chính là trạng thái đạt được tâm trong này. Như vậy, có thể nói, cội nguồn đ ầu tiên của Thiền này phát xuất từ Ấn Độ. Nhưng Phật giáo ở Ấn Độ chưa được gọi là Thiền. Nó chỉ được gọi là Thiền và phát huy ảnh hưởng toàn khu vực khi mà nó được tái cấu trúc trên cơ sở sự tương tác với Lão Trang Trung Hoa. Đây chính là chặng thứ hai.
Khát vọng tối hậu của Phật giáo Ấn Độ là giúp con người thoát khổ, thông qua từ bỏ dục vọng. Lão Trang khát vọng vươn tới một con người trở thành Thần tiên ngày trong thế giới này. Lão Trang và Đạo gia có nhiều cách thức để tu luyện để có thể Trường sinh bất tử. Luyện linh đơn, thần dược, dưỡng khí, dưỡng hơi thở là sản phẩm của học phái này. Gặp nhau của Phật giáo và Lão Trang là ở chỗ, Phật giáo cần tiếp tục phát triển, bởi Phật giáo khó phát triển ở quê hương của mình[2]. Để tìm chỗ đứng Phật giáo đã phải diễn đạt nhiều khái niệm của mình bằng ngôn ngữ và khái niệm của Lão Trang.. Điểm quan trọng nhất của sự gặp gỡ này là Phật giáo đã đưa phương thức tư duy của Lão Trang vào trong mình tái cấu trúc lại trở thành cái được gọi là Thiền. Linh hồn của Phương thức Tư duy Lão Trang là phá bỏ những tư duy cụ thể, đập vỡ nó, mở ra những chiều kích tư duy rộng lớn hơn. Theo quan niệm của Lão Trang, thế giới đa diện đa chiều, rộng lớn, nó vượt xa những gì tai ra nghe thấy, mắt ta nhìn thấy, ta cần phải vượt qua nó đ ể hoà nhập vào cái mà Lão Trang gọi là thế giới “đại mỹ” của vũ trụ. Trong Nam hoa kinh, [3] chúng ta sẽ bắt gặp những tên Làng, những tên như Chim Bằng, cá Côn, những cây cao to bất thường….Nó là những thứ không có trong thế giới chúng ta nhìn thấy. Những cái bất thường này sẽ phá vỡ tư duy thông thường của chúng ta. Thiền học đã triệt để sử dụng phương thức tư duy này của Lão Trang trong tiến trình tu tập, giác ngộ của mình. Trong các công án Thiền, những hành động như gõ nhẽ vào đầu, hay trả lời không theo đúng câu hỏi…là một cách thức làm thức tỉnh những lối mòn của tư duy thường ngày của chúng ta.
Định hình một dòng phái Phật giáo Trung Hoa, Thiền ảnh hưởng mạnh mẹ đến toàn khu vực đặc biệt là Việt Nam và Nhật Bản. Tiến trình hình thành Thiền học là tiế n trình quy tâm trên cơ sở kết hợp đặc phẩm của hai nền văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa. Thiền nhìn tư tiến trình này là kêt quả của tiến trình nhận thức dài lâu. Trở thành một đặc phẩm của văn hoá Á Đông, từ đó Thiền trở thành một phương thức thức ngộ đặc thù của khu vực.
1.2. Đến thức ngộ tha nhân…..
Kết tinh tinh hoa của hai nền văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa, Thiền không chỉ tồn tại và lan toả với tư cách là một học Phái của Phật giáo mà còn là một phương thức thức ngộ tha nhân. Ban đầu, Thiền với tư cách là một phương thức thức ngộ chủ yếu thực thi trong dòng phái Thiền học ở các nước trong khu vực Đông Á như: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản…Những công án Thiền và những tác phẩm thơ Thiền thời Đường Tống Trung Quốc và Thơ văn Lý Trần ở Việt Nam cho thấy sự thẩm thấu sâu Thiền với tư cách là phương thức thức ngộ Phật tử.
Khác với sự tan dã của những học phái tư tưởng khác, Thiền không mất đi cùng với sự thay đổi thể chế chính trị. Ở Việt Nam, khi nhà nước Chuyên chế mất đi, Nho giáo không tồn tại với tư cách là hệ tư tưởng nhà nước mà cấu trúc vào trong thực tiễn đời sống, thông qua những ứng xử, những tư duy…Ở Việt Nam, Phật giáo kết tinh ở thời đại Lý Trần với tư cách hệ tư tưởng của chính thể. Sang thời Lê cho đến trước khi Pháp xâm chiếm, Phật giáo đi sâu vào trong dân gian và trong những trí thức cao cấp. Từ đó đến nay, Phật giáo vẫn luôn nằm sâu trong tâm thức dân gian.
Thiền với tư cách là một phương thức thức ngộ đã có những thay đổi mang tính bước ngoạt.
Vượt ra khỏi là một phương thức thức ngộ đặc thù trong Phật giáo, Thiền trở thành một phương thức mang tính nhân loại, không chỉ là đặc phẩm của Á Đông mà trở thành đặc phẩm của thế giới. Quan sát chỉ riêng ở Việt Nam, không chỉ những người tu hành mới hành thiền, mà nhiều cá nhân không theo Phật giáo hành thiền. Hành thiền của những người không thuộc phật tử khác với hành thiện của phật tử phật giáo. Hành thiền của những người ngoài Phật giáo hướng đến tìm kiếm một sự tĩnh tại, quy tâm, tìm kiếm sự thanh thản trong những khoảng khắc trạng thái Thiền. Hơn nữa, những cách diễn giải về Thiền đã có những thay đổi căn bản khả dĩ có thể đi sâu hơn và dễ tiếp nhận hơn với đông đảo mọi người. Đọc những tác phẩm của Thích Nhất Hạnh hẳn sẽ dễ tiếp nhận hơn so với những kinh điển ghi chép về Thiền.
Như vậy, từ một phương thức thức ngộ trong Phật giáo Thìên từng bước trở thành phương thức tu tập mở rộng ra ngoài Phật giáo, trở thành một phương thức hết sức đặc hiệu trị tâm bệnh cho người hiện đại. Sự hiện diện và tham gia vào giải quyết nhiều vấn đề của con người hiện đại l à một bước đi sâu hơn của Thiền với vai trò là phương thức thức ngộ tha nhân.
Thiền với tư cách là một phương thức thức ngộ tha nhân, không chỉ dừng lại ở Việt Nam hoặc Khu vực Đông Á, ngày nay Thiền thâm nhập sâu hơn vào một thế giới mà tư duy nhận thức về con người và thế giới hoàn toàn khác biệt với Á Châu. Thiền ngày càng thâm nhập sâu hơn vào thế giới Tây Phương. Có nhiều biểu hiện có thể chứng minh rằng, Thiền đang từng bước chinh phục thế giới Tây phương với tư cách là phương thức thức ngộ. Ở Việt Nam, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã thành lập một làng thực tập tu Thiền tại Pháp, có tên là làng Mai. Không chỉ bà con Việt Kiều mà nhiều công dân Pháp đã đến đây tập Thiền. Chính Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người giảng Thiền cho Tổng thống Mỹ Obama.
Đặc phầm Thiền không chỉ đến với thế giới Tây Phương thông qua những người Tu hành Đông Á, đặc biệt hơn Thiền đến với Tây Phương bởi chính sự thức ngộ của người Tây phương, họ đã chủ động đến với Á Châu sau khi đã được chính Thiền Thức ngộ. Ngày này trong nhiều công trình nghiên cứu và giới thiệu về Thiền, nhiều những nhà nghiên cứu, tu thiền nước ngoài đã nghiên cứu và giới thiệu sự kỳ diệu của phương thức thức Ngộ Thiền học. Tiêu biểu như cuốn:Hành trình về Phương Đông của PacDing, NXb Thế giới, 2009, Ẩn Tu nơi Núi Tuyết Vicki Mackenzie, hay Bàn về hạnh phúc của Mathieu Ricard….
Như vậy, Thiền từ khởi nguyên của nó là sản phẩm của trí tuệ Ấn Độ và Trung Hoa cổ đại, trở thành một tài sản nhân loại, từ Trung Hoa lan toả sang Nhật Bản, Việt Nam và từ các quốc gia này tiếp tục đi sâu vào đời sống nhân dân qua nhiều thế kỷ. Đến thời cận hiện đại, tiếp tục đi sang thế giới trời tây và từng bước thức ngộ nhiều người là những nhà khoa học, chính khác lớn của Tây Phương đến với Thiền.
2. Thiền và “khái niệm” Phương Tây
Ngày nay, những trí tuệ lớn bậc nhất thế giới đều khẳng định, đặc thu tư duy nhận thức của người Phương Tây là tư duy bằng khái niệm. Đặc thù tư duy của người Á Châu là tư duy bằng trực giác. [4]. Hệ quả là Tây Phương của khái niệm là những đầu óc duy lý, Đô ng Phương của trực giác là tạo ra những chân tu tiên phong đạo cốt.
Thiền là sản phẩm trí tuệ của khu vực Đông Á, kết tinh của hai nền văn hoá lớn nhất của khu vực là Trung Hoa và Ấn Độ cổ đại, hơn nữa, là phương thức nhận thức con người có chiều sâu và được thử thách qua nhiều thời đại và trong khu vực cũng có những phương thức tu duy khác nhưng không tiêu biểu và đặc thù như Thiền. Vì vậy, có thể dùng Thiền với tư cách là phương thức thực ngộ hay phương thức đặc thù của tư duy Phương Đông trong so sánh với phương thức nhận thức của Tây Phương.
Dùng khái niệm để nhận thức và dùng khái niệm để giáo dục là một đặc thù của Phương Tây. Đặc thù của tư duy trực giác, tư duy Thiền trong nhận thức con người và thế giới là phá bỏ tất cả khái niệm, đập vỡ khái niệm, thâm nhập bằng trực giáo vào đối tượng. Với Phương thức của Thiền, chỉ tồn tại hai trạng thái, một là trước khi thức ngộ, hai là sau khi thức ngộ. Khi đã thức ngộ có nghĩa đã hoá nhập vào thế giới toàn thể, thực sự trở thành chân tu rồi. Khái niệm của Tây Phương trải qua từng bước từ hiểu bộ phận đến hiểu tổng thể. Do vậy, những sĩ tử tu tập Thiền không quan tâm quá nhiều đến khái niệm, mà quan tâm hơn đến đốn ngộ trong từng trạng thái nhỏ, từng hành động trong cuộc sống, có thể qua hành động quét sân, pha trà….Lôgíc của Thiền nằm ở chính trạng thái Ngộ trong giây lát chứ không phải là hệ quả của những khái niệm kết thành một khái niệm nhận thức. Và ở trạng thái đó, Ngộ là hoàn tất, hiểu mình, tha nhân và thế giới. Với Thiền Tông Nam Tông, Thiền không quan tâm đến việc người tu tập có biết chữ hay không, mà chỉ quan tâm đến người đó có đốn ngộ hay không. Huệ Năng, ông tổ của Nam Tông được truyền Y Bát là người không biết chữ .
Có thể nói, trên đây là những khác biệt khác biệt lớn của hai truyền thống tư duy và phương thức giáo dục của Đông Phương và Tây Phương.
3. Sự thâm nhập của hai phương thức tư duy
Như trên chúng tôi đã đề cập, phương thức thức ngộ Thiền đã từng bước thâm nhập vào thế giới của những người tư duy bằng khái niệm. Xu hướng này đang từng bước lan rộng trong thế giới Tây Phương. Và ngược lại, từ trong thời cận hiện đại, nhiều người Phương Tây đã mang phương thức tư duy bằng khái niệm đến với thế giới Đông Á. Đến ngày nay, phương thức Tư duy này từng bước đi sâu vào trong thế giới Phương Đông. Trong định hướng của bài viết, chúng tôi chỉ đi giải thích những nét cơ bản nhất của hiện tượng mang tầm quốc tế này của hai trường phái tư duy mang tính nhân loại này.
Sự thâm nhập vào nhau của phương Đông và phương Tây xuất phát từ chính những điểm yếu trong tư duy của chính mình. Hệ thống khái niệm của Phương Tây với đặc thù của nó là phân mảnh, chia mảng đưa đến những hiểu biết chi tiết có cơ sở khoa học của từng bộ phận mà họ tìm hiểu, từ đó họ kiến tạo lên hệ thống những hiểu biết cơ học về con người và thế giới. Thế mạnh của khái niệm cho phép hiểu được và gọi tên hoá học của nó từng bộ phân trong cơ thế người hoặc thế giới. Nhưng không cho phép họ hiểu tường tận tâm bệnh. Phân tâm học sau này giải quyết ít nhiều vấn đề này. Ngay nay có một thực trạng, người Phương Tây cơ bản đạt đỉnh cao trong thế giới vật chất nhưng lại ngày càng cô đơn, hụt hẫng và khủng hoảng trong thế giới tinh thần và đời sống tâm linh. Tư duy thức ngộ của Thiền chưa mang đến một thế giới đồ sộ về vật chất nhưng giải quyết mỹ mãn những vấn đề về tinh thần và tâm tinh đồng thời cung cấp những liệu pháp trị tâm bệnh bằng những phương thức tu tập giải đơn mà ở đó ai cũng có thể thức ngộ trong bất kỳ hoàn cảnh nào và ở nơi đâu.
Phương thức tư duy của hai truyền thống lớn mang đến những thành công lớn và cũng để lại những khoảng trống lớn. Thế giới Tây Phương giúp thế giới đầy đủ hơn về vật chất nhưng để lại một khoảng trống lớn về tinh thần. Ngược lại đông phương thế giới mang lại sư giàu có về đời sống tinh thần và tâm linh nhưng bỏ lại một khoảng trống lớn về thế giới vật chất. Sự tìm đến và bổ khuyết cho nhau là một xu thế tất yếu, cả hai đều cần đến nhau trong một thế giới cần đến sự hài hoà.
Chú thích:
[1] Thái Bá Vân, Tiếp xúc với Nghệ Thuật, Viện Mỹ Thuật ấn hành, 1995, tr.118.
[2]. Phát hiện Ấn Độ, Jawaharlal Nehru, Nxb Văn học, 1990, tr.199.
[3] Nam hoa Kinh, Trang Tử, Nhà xuất bản văn học, Trung tâm ngôn ngữ văn hoá Đông Tây, tr. 2001.
[4] Bàn về tính khả tri của văn hoá, .Francois Julien, Nxb Lao động, 2010
http://vanhoanghean.com.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét