CA DAO Và THI CA II
LÀ TRIẾT LÝ CUỘC ĐỜI
Kính dâng giáo sư: Lê Tuyên.
Nói đến ca dao và thi ca cho ta một liên tưởng đến vũ trụ ngoại giới của
con người, một cái nhìn khám phá mới giúp cho chúng ta bắt gặp vũ trụ nội giới;
một dàn trải tâm lý giữa chủ thể và ý thức liên kết với nhau để trở thành một
phạm trù văn chương, bởi trong sâu thẳm của tâm hồn phát sinh ra ngữ điệu để
soi sáng nhận thức, thiết lập và chứng kiến sự lớn dần ’Au fond de chaque
mot/J’assiste à ma naissance’ (A. Bosquet) Đó là những gì xuất thần để sáng tạo
ra ngữ ngôn; đó là tri giác ngoại giới đã làm rung động nội giới, một thể hiện
thường hay xẩy ra của con người trong mọi tình huống, trong mọi đẳng cấp khác
nhau cùng khởi từ một tâm hồn trong sáng, một thức tỉnh sống dậy từ tiềm thức đi
qua từ vũ trụ ngoại giới đến vũ trụ nội giới kết hợp thành ca dao hay thi ca.
Ca dao là nguồn cội của dân gian, thi ca là tầng lớp của văn học kết
duyên để hòa hợp vào một ngữ điệu thông thường mà chúng ta bắt gặp một cách dễ
dàng không còn là giới tuyến của văn chương. Nếu trong mỗi lối diễn đạt ’cao siêu’
của thi ca thì người ta không cần sự vật ngoại giới làm đối tượng mà chất liệu
lấy từ nội giới để xây dựng hình tượng, ngược lại ca dao phải đi qua từ hình ảnh
ngoại giới, dung hòa giữa nội giới đúc thành văn bằng biểu hiện qua ngữ ngôn nói
lên tâm trạng và hoàn cảnh thích nghi một cách tự nhiên, một cách trong sáng hơn
’J’ai mes allumettes: les mots’(Henri Bosco). Đó là những chuyển biến để chúng
ta thấy rằng, một vị trí nội tại bởi con người đặt mình trước cuộc đời như một
nhập thể, một lối đi vừa tự nhiên vừa đương nhiên là một gắn bó con người với vũ trụ giới, một
tâm trạng mà trong suốt Đoạn Trường Thân Thanh Nguyễn tiên sinh không cho đó là
hiện tượng mà là vai trò chủ thể đối diện với vũ trụ như định mệnh, một thứ ngữ
ngôn được dung thông và cách mạng hóa vào mọi tầng lớp con người, xã hội và bất
cứ hoàn cảnh nào, thời đại nào:
’Nói chi kết tóc xe tơ
Đã buồn cả ruột lại dơ cả đời’ (Kiều)
Thì đó; một lời ta thán, não nuột vốn đã có, hình ảnh đó không còn xa lạ
mà đó là một tâm lý nội tại, gắn bó cho đối tượng một ý nghĩa vào đời là một thảm
trạng ngao ngán, một thảm họa bi thương nẩy nở như ’The Birth of Tragedy’
(Nietzsche) liên hệ của ngữ ngôn mà thi ca đã xử dụng là một ý thức, một thứ ngôn
từ biểu dương đối tượng, biểu dương hình ảnh và cũng là biểu dương tâm trạng,
coi những câu thơ đương đại không còn trong phạm vi thơ mà nó vượt xa đến quần
chúng như ca dao, dù là thảm họa bi thương nhưng đó là tâm thức , một tâm thức
trách nhiệm con người:
’Quanh năm buôn bán ở ven sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặng lội thân cò nơi quãng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đò Đông’ (Tú Xương).
Con người thi ca nhìn hiện tại nhiều hơn thấy vũ trụ ngoại tại, nó gây
ra từ động lực ý thức nội tại ’innermost being’, đó là một thức tỉnh trực tiếp
và hiện tại, từ ’hình ảnh’ đó biến thể ra ngôn từ, biến chất liệu để thành thơ,
có đôi khi vượt thoát để xúc tác thành một ngữ điệu siêu lý thành thi-tứ một cách
thông thường không còn xa lạ; không có lối đi, lối về, đẩy đưa như ca dao. Sở dĩ
có trường hợp như vậy vì ca dao ’sống’ với ngoại giới vũ trụ, chiếm cứ một cách
quan trọng trong sự khám phá của tâm hồn; cho nên người nghệ sĩ bình dân sáng tạo
ra ca dao là nuôi dưỡng một ý thức ngoại giới sau đó du nhập vào nội giới để biến
thành vần điệu. Thí dụ cái mơ trong ca dao là cái nhìn hiện vật nhưng biến hóa
sự vật vào hiện tượng dung thông với tâm hồn. Hợp cảnh, hợp tình của ca dao đi
vào người không còn là hình tượng mà hiện thực:
’Mẹ già như chuối bà hương
Như
xôi nếp một như đường miá lau’ (ca dao phổ thông)
Hay:
’Cá không ăn muối cá ương
Con cải cha mẹ trăm đường con hư’... (ca dao phổ thông)
Đó là tiếng khua động nội tại nhưng ca dao không có hình tượng gần gũi
thì ca dao không còn thi vị hóa. Vì vậy vũ trụ ca dao là một hòa nhập nhất thể
tuy có hình tượng, nhưng hình tượng chỉ là mệnh đề phụ cho bản ngã tức chủ thể
nội tại. Francis James có lần nói: ’tôi không thể nào có được một tình cảm, nếu
không có trái ngọt hay sự vật ngon miệng...’ vị chi cái nhìn như thế là cái nhìn
của ca dao, không phải cái nhìn tưởng tượng hay đòi hỏi mà cái nhìn sâu xa,
chung thủy giữa con người(nghệ sĩ sáng tạo)với mối tương giao thiên nhiên để biến mình thành hiện hữu,một hiện hữu hiện
sinh trong ca dao:
’Con cua anh không sợ, anh sợ con
còng
Kẻ tiểu nhân anh không
sợ, anh sợ gái hai lòng hại anh’(ca dao Nam bộ).
Rõ ràng ngôn từ như thế là một biểu thị để thăm dò tình yêu chân thật,
lối diễn tả của ca dao mang nhiều tính chất nhân thế mà con người là một tiếp cận
hiện hữu với thiên nhiên, xử thế như một tiến trình của vũ trụ; chính nhờ vũ trụ
mà con người thấy được hình ảnh của tâm trạng, hay nói cụ thể hơn vạn vật của vũ
trụ là đối tượng thích ứng trong ca dao và thấy được tâm trạng trên vũ trụ.
Linh hồn của ca dao nó biến hóa một cách linh diệu, ca dao là trực diện, một ẩn
dụ sâu xa, một diễn tả thẩm mỹ của ca dao Việt Nam, nhìn ra ca dao là tác động
tự khởi ’motility’. Không!ca dao là cảm thức trực tiếp với hoàn cảnh, đầy đủ chất
liệu thơ để chứng tỏ sự ngay thẳng, thật thà, phản ảnh cả tâm hồn ’ăn ngay nói thật’ không
mộng mị, không đạo đức giả. Tưởng như rào trước đón sau. Mà đó là một xác quyết
có mục đích ’for decidedly different purposes’. Giữa thi ca và ca dao trở thành
gia-huấn-ca:
’Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi’ (Kiều)
...
’Hải đường mơn mởn cành tơ
Ngày
xuân càng gió càng mưa càng nồng’
Nguyệt hoa hoa nguyệt não
nùng
Đêm
xuân ai dễ cầm lòng được chăng? (Kiều)
Đó là mối giao kết giữa người với đời, giữa người với thiên nhiên là
hai hình tượng quấn quýt bên nhau được đưa vào vũ trụ của thi ca , mà chính hai
sự thể đó là chuỗi liên trình nằm trong mơ, cái mơ tuyệt diệu, thẩm mỹ, tránh cái
viễn tượng cuộc đời lố nhố, lăng nhăng, khó mà có cái nhìn tương giao hội ngộ,
dù có ’hoa chào ngõ hạnh’ rồi đi tới cái cảnh ’hoa cười gió đông’ tất thảy đều
nằm trong vũ trụ nhân sinh, một thế giới phủ phàng mà Tố Như tiên sinh hầu như
trải dài đến 3254 câu thơ là cả một gắn bó đời mình vào đó, như một thổn thức
chất chứa triết lý nhân sinh . Bởi thi ca cũng như ca dao đều có ý thức từ sự vật,
khám phá tự chính mình mà trở thành đối tượng chủ thể, nghĩa là chủ thể nghi ngờ
đời không thật lòng, cho nên chi gắn bó ở đây là tế nhị, sâu xa để trở nên siêu
hình. Siêu hình chủ-thể-đối-tượng và siêu hình chủ-thể-tìm-thấy mình trong lòng
đối tượng. Nguyễn Du đưa thi ca vào hai lãnh vực chủ thể và tha thể. Một thứ
thi ca vượt thời gian. Một thái độ hiện sinh trong vai trò độc lập của con người,
đó là lòng khao khát tự do.Tự do trong một tình nghĩa cao đẹp. Nguyễn Du khao
khát tự do!
’Khuyên chàng đọc
sách ngâm thơ
Dầu hao thiếp rót
đèn mờ thiếp khêu’ (ca dao phổ thông)
Con người luôn có một dự phóng về tương lai, tức là dựa vào vũ trụ mơ ước,
nhìn thực thể của đối tượng là thấy được hoài vọng, một tâm thức trở về của cõi
mộng là bình diện của hiện hữu, đó là một giao liên ngấm ngầm của con người, một
ý thức tri giác là hy sinh để có hoài vọng; tư duy đó cho ta một nhận thức khác
của ’Cartian’ là ’cogito/ego/self’ nằm trong định đề của Descartes :’Je pense,
donc je suis’ cái tư duy riêng mình là hiện hữu, một hiện hữu của sự mơ về, không
phải mơ về trong chiêm bao mà mơ về với hy sinh, chịu khổ, chịu cực cái mơ của
hiện thực.
Ca dao đứng trên bình diện diễn đạt của ngôn từ là một lối về của mơ, một
ước ao tiềm ẩn nhưng mang nặng hình thái nghệ thuật, không vượt quá cái nhìn tâm
thức mà muốn sự vật trở nên vô ngã mà ở đây là cái nhìn đồng hóa được tìm thấy
trong vật thể:
’Ước gì em hóa
ra dưa
Để anh đem rửa nước mưa chậu đồng
Ước gì em hóa ra hồng
Để cho anh bế anh bồng trên tay’ (ca dao phổ thông)
Một lối đối đáp bình dân đơn điệu, nhịp nhàng cân đối, có thể, có cách;
tuy nhiên trong dáng vẻ đó đã thoát ra vẻ đẹp nội giới, đó là trạng thái tâm hồn.
Vậy thì ca dao ngoài sự bộc bạch của vũ trụ ngoại giới còn có nhiệm vụ tiêu diệt
’ngã’ để đi tới vô-ngã-vũ-trụ. Do đó cái vô ngã của sự vật ngoại giới không còn
một vô ngã thuần lý của triết học mà chính cái vô ngã của đòi hỏi yêu cầu, ao ước,
cả hai đặc trưng nầy dành cho chủ thể, một thứ vô ngã tình cảm xóa mờ cái bản
ngã tự tại sự vật. Nhưng với con mắt triết học thì có cái nhìn thâm hậu hơn, nhìn
bằng ý thức, bằng tri giác hiện hữu; đó là cái nhìn hiện sinh: vừa thực thể vừa
hiện hữu ’existenz/da-sein/being’. Ở đây không có khoảng cách không gian và thời
gian mà chỉ có một thể của hiện hữu là cốt tủy; thi ca và ca dao sống động là
nhờ đó.Ngoài ra tạo được một sự tương hợp thiết tha để tìm thấy được triết lý
nhân sinh nằm trong ngữ ngôn. Vì vậy cái nhìn của thi-nhân hay cái nhìn của nghệ-sĩ-ca-dao
đều mang nặng tính chất mơ về ’dreaming-day’ Tại sao? Cái nhìn của họ thực nhưng
phi-thực nghĩa là từ bản ngã hóa ra vô ngã vì tất cả hình tượng, vật thể bị đồng
hóa để nhập vào nội cung của tâm hồn ’innermost’. Thử lấy ra một câu ca dao bình
dân để thấy được hiện hữu nhân sinh, bao gồm không gian hình tượng, không gian
hiện thực và một không gian hiện sinh đích thực gói trọn trong ca dao lục bát;
một bày tỏ xót xa, một thân gái dãi dầu, chịu nắng chịu mưa, rõ ràng từ ’ngã’ bước
sang ’vô ngã’ để đi tới KHÔNG. Do đấy; thế giới của người nghệ sĩ ca dao không
nói lên hiện hữu của mình mà ở đây là một liên đới hiện hữu giữa người và vật:
’Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa’ (ca dao phổ thông).
Đi sâu vào lòng đất của Nguyễn Tiên Điền ta tìm thấy được những gì là
bi thương của thân phận, người đã triết lý hóa thân phận làm người như chứng
minh một hiện hữu có thực, một chấp nhận thương mong của người phụ nữ, phản lên
một tiết điệu hiện sinh:
’Vội chi liễu ép hoa nài
Còn thân ắt lại đền bồi có khi’ (Kiều)
Một lý lẽ khác; chuẩn mực hơn là trong các nhận định văn hóa ta thấy ít
nhắc đến: là người nghệ sĩ tuyệt đối không chiếm cứ vũ trụ, nghĩa là không chiếm
cứ sự vật ngoại giới để nằm lòng như vai trò ngoại nhân ’outsider/L’Étranger’ mà
chiếm cứ vũ trụ như một phản kháng nội tại. Cảm nhận nầy nó trở thành ’truyền
thống’ cố hữu của những thi nhân,
không những riêng ở ta mà khắp mọi nơi. Nhẹ nhàng một câu để thấy siêu
thực:
’Mai chẳng bẻ thương cành ngọc
Trúc nhặt
vun, tiếc chiếu rồng’ (Nguyễn Trãi)
Vô biên! siêu đẳng ’transcendence ’ cốt tủy của thi ca nằm gọn trong ngần
ấy, có cần so sánh những Homère, Nietzsche, Heidegger, Hoelderlin, Sartre hay
Camus...(?) Thi ca như vậy là trọn gói. Ấy là điều cho ta thấy rằng giữa người,
vật và không gian chỉ là điều tương hợp. Thi ca và ca dao không nặng tính chất
chiếm cứ như tư tưởng văn học Tây phương, ngược lại ở đây thi nhân và nghệ sĩ
dung thông cùng vũ trụ ngoại giới như hoà nhập vào một cảm thức nội tại. Nói
chung thi ca hay ca dao là khát vọng. Cụ Tiên Điền cũng khát vọng! Để được thổn
thức, để được khóc sau hơn ba thế kỷ đợi chờ(!) Và; chính nhờ vào thi ca, ca
dao hai ’nhân cách’ nầy cùng khám phá một khát vọng vũ trụ. Bởi cái đẹp của cuộc
đời cũng như cái đau khổ của con người là một liên hệ tương giao, hợp thông để
nói lên khát vọng; đó là khát vọng dự ước, khát vọng tồn lưu. Một định đề mà
con người ở bất cứ thời nào, hoàn cảnh nào cũng phải nhận một sự hòa hợp đương
nhiên như thế :
’Trăm năm trong cõi
người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo
là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể
dâu
Những điều trông thấy mà
đau đớn lòng’ (Nguyễn Du/ĐTTT)
Đó chính là khát vọng mơ về, mơ về vũ trụ sơ khai như định mệnh an bài
là phải nhận một bi kịch đời ’tragety of the birth’ là cái nhìn nhân thế: ’dans
les rêveries cosmiques primitives, le monde est corps humain, regard humain,
souffle humain, voix humaine’.
(G. Bachelard). Vũ trụ của sự vật là biểu hiện của nhắn gởi, vì xót xa
cùng thân phận:
’Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác
giống nhưng chung một giàn’ (ca dao phổ thông)
Nghệ sĩ ca dao đưa câu văn bình dân để trở thành thơ, bởi ngữ ngôn
trong thơ là cái nhìn khát vọng hiện hữu, nói lên tâm trạng con người, ca dao
nhân cách hóa thiên nhiên, sự vật là tiếng nói trung thực và là sự thật hiển
nhiên c’est la vérité. Đó là lối về của ngữ ngôn, để nói lên sự thật của hiện hữu
và cũng là biểu dương hiện hữu lịch sử. Một hiện hữu soi sáng ’éclaircie de l’Être’. Một
thức tỉnh đáng nể của Martin Heidegger : ‘la vérité de l’être et sur
l’histoire de l’être. Ce qui compte, c’est uniquement que la vérité de l’être
vienne au langage et que la pensée atteigne à ce langage’(L’Hummananisme). Đấy
không phải là những gì trừu tượng mà con người chưa bắt gặp ; đó chính là
những thực hữu mà con người đang sống. Thành thử vũ trụ khát vọng của ca dao là
một vũ trụ bắt nguồn từ cuộc đời thực hữu để đi tới khát vọng ; do đó ca
dao là tiếng kêu chân thành của con người yêu đời, yêu người là nhịp đời có thực . Ca dao không cầu kỳ,viễn
vông còn thi ca là chứa đựng hình ảnh để biến hóa qua ngôn từ để nhập vào tư
duy nội thể, nó không có chi là ảo tưởng mà cõi thực trong hình ảnh. Tựu chung
ca dao hay thi ca đều nói lên cái chân lý hữu thực. Miêu tả dưới dạng thức chủ
thể nhận thức. Vì vậy thi ca và ca dao có những cái mơ mộng, lãng mạng của cõi đi
về ;ca dao không mộng ảo, không viễn vông, thi ca thì mộng nghe qua thì ảo
nhưng thực. ‘trăng thanh gió mát là tương thức / Nước biếc non xanh ấy cố tri’(Nguyễn
Bỉnh Khiêm). Cả hai đều có chân lý của nó.
‘Sáng trăng trải
chiếu hai hàng
Bên anh đọc sách bên
nàng quay tơ
Quay tơ phải giữ mối tơ
Dù năm bảy mối vẫn
chờ mối anh’(ca dao phổ thông)
Cho nên phải hiểu rằng ca dao chứa tính cách biểu
dương hơn là miêu tả, nó phản chiếu một hiện hữu trong sáng của hạnh phúc, sự cớ
như thế cho ta nhận ra được khát vọng của con người. Có một lối biện chứng triết
học : khát vọng đó là tâm trạng trong mỗi tình cảm, nhưng cái nhìn triết học là cái nhìn bao hàm trước một thái độ, trước
một biến dịch đổi thay để có khát vọng. Đấy là tất cả cái đau xót của con người
đứng trước sự kiện, đứng trước thảm họa, cho nên chi cái nhìn của thi ca và ca
dao là một tương quan giữa đời và người : ‘Những điều trông thấy mà đau đớn
lòng’ hay ‘Đau đớn thay phận đàn bà’,
hoặc ‘Đồng bao nhiêu lúa thương chồng bấy nhiêu’ từ
cái đau phải nhận và khát khao thương mong phải chấp, cả hai đều đồng nghĩa của
thân phận. Vì thế ; có lẽ chúng ta nên nhìn cuộc đời khác cái nhìn tâm lý
học. Triết học đứng lại trong hình thái của đối tượng tha nhân. Mặc khác cái nhìn
của thi ca và ca dao nhìn vật thể trong vũ trụ ngoại giới mang sắc thái TỊNH và
từ trong cõi tịnh thi ca, ca dao mới thấy được hiện hữu của vật thế để du mình
vào chủ thể. Vì cõi tịnh của thi ca, ca dao là cõi phi của ngữ ngôn ; tức
thơ.
Qua sự phân tách ca dao và thi ca tưởng như là hai
thái cực, mỗi người mỗi phương , chạy mãi trên một tuyến đường không bao giờ gặp
nhau ; nhưng không ! tụ điểm vô cực bắt chúng ta phải gặp nhau của
hai hành trình : ca dao và thi ca ; cả hai hòa nhập vào một vũ trụ ngoại
giới, một kích động đưa tới vũ trụ nội giới. Dù đứng ở giới tuyến nào vũ trụ
thiên nhiên của thi ca và ca dao là nhân chứng của hiện thực và thể hiện được tâm
trạng khát vọng. Vị chi giữa hai giòng siêu thực của ca dao và thi ca là một
chiếm cứ của mơ về để đi tới ‘tuyệt đối như nhiên’. Những chiếm cứ ấy không phải
là khuôn phép, rập khuôn nó chỉ đến một lần trong đời mỗi khi ý thức và hội nhập,
đồng lõa với bản thể (hiện thể) và hiện tượng dung thông là một tập kết cho hai
luồng tư tưởng nêu trên. Xuất thần đầy sáng tạo một cách tuyệt đối để thành thơ,
không thể tái tục hai lần trên một dòng sông –Aimez ce que jamais on ne verra
deux fois. Phải chăng đó là chặng đường của ca dao và thi ca, mà bản thân chúng
ta cũng đang trên đoạn đường đó…
Để kết thúc bài nhận định về ca dao và thi ca thời chúng ta xếp cả hai vào một thể loại
chung là thơ : thơ bình dân và thơ văn chương mà mỗi vị trí đều có cách riêng
của nó.
Nói cho ngay ca dao hay thi ca nó có đất đứng
(ground/concrete) vững chắc từ xưa đến nay là điều bất khả tư nghị.Tất nhiên là
tuyệt đối dù cho là tương đối chăng nữa ./.
***
VÕ CÔNG LIÊM (ca. ab. tiết đạihàn 1/2013)
+ BÀI ĐỌC THÊM :
-
‘Cái Tình Trong Ca Dao I’ 10/2009 vcl.
-
‘Thiền Thơ Trong Thi Ca’ 9/2008 vcl.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét