Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

FESTIVAL NGHỀ TRUYỀN THỐNG 2013 (5)

NGHỀ ĐIÊU KHẮC ĐÁ

Quảng Nam- Đà Nẵng nổi tiếng với nghề điêu khắc đá ở vùng Ngũ Hành Sơn với hàng trăm mẫu mã phong phú, nhưng lần này đưa ra Huế chỉ một ít sản phẩm của huyện Thăng Bình.



Tam đa : ba ông Thọ, Lộc, Phước là mẫu mã thông dụng nhất của nghề điêu khắc đá, gỗ, sành sứ

NGHỀ CHẾ TÁC VỎ ỐC
Vùng Núi Thành, Tam Kỳ, Quảng Nam có nghề chế tác vỏ ốc thành đồ mỹ nghệ



Hoa biển chế tác từ vỏ ốc

NGHỀ LÀM LỒNG ĐÈN

Mặc dầu những lồng đèn do Hội An chế tác có nguồn gốc từ Trung Hoa, Nhật Bản, các lồng đèn đó đã được mang đi khắp đất nước, góp phần trang trí nhiều nhà hàng, khách sạn.



Lồng đèn tròn tròn là lồng đèn Tàu, lồng đèn thuôn dài có lẽ có nguồn gốc Nhật Bản, còn lồng đèn ú là của Huế, do ban tổ chức hội chợ treo khắp nơi.

NGHỀ NUÔI TẰM DỆT LỤA

Tại Festival này, Hội An cũng giới thiệu nghề nuôi tằm để lấy kén, kéo sợi, và dệt lụa.



Các nong tằm (đang ăn dâu) và kén; kế đến là tơ



Tằm đang ăn lá dâu

NGHỀ DỆT LANH

Gian trưng bày của người H' Mông từ thôn Lùng Tám, huyện  Quản Bạ, tỉnh Hà Giang có lẽ lôi cuốn khách nhiều vì đem đến sản phẩm dệt từ cây lanh, một loại cây được trồng luân canh với lúa được đồng bào dân tộc tước lấy vỏ, kéo sợi, dệt, nhuộm thành vải rất bền và có thể có nhiều màu sặc sỡ.



Gian hàng sản phẩm dệt lanh



Các tấm vải lanh



Các cô gái H'Mông trong trang phục truyền thống đang thao tác biểu diễn trên các khung cửi




Vải có màu sắc sặc sỡ

NGHỀ DỆT THỔ CẨM

Vải thổ cẩm là loại vải dệt theo phương pháp thủ công, được trang trí hoa văn theo truyền thống của từng dân tộc. Thông thường các sản phẩm được làm từ sợi bông, và nhuộm bằng các lá, rễ cây trong rừng.
Ngoài quần áo, các sản phẩm thổ cẩm có thể là khăn quàng, chăn, áo gối, ví cầm tay, túi xách, v.v.



Các sản phẩm dệt thổ cẩm của người Chăm (Chàm) ở Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận

DỆT ZÈNG 

Zèng là tên gọi các tấm vải thổ cẩm do các dân tộc Cơ Tu, Tà Ôi, Pa cô, Pa Hy, Bru-Vân Kiều thuộc huyện A Lưới tự làm theo kiểu thủ công và treo lên thành các gian hành lễ, chẳng hạn lễ Aza, tức là lễ cầu cho mùa màng bội thu. Các tấm zèng rồi sẽ được may thành quần, áo, chăn, gối, v.v. Vải zèng có thể được đính cườm để tăng giá trị của sản phẩm.



Gian hàng dệt Zèng

NGHỀ ĐAN CÓI

Cây cói, hay cây lác; có nơi gọi là cây bàng, là một loại cỏ dại, thường mọc ở trên vùng đất ướt, vùng sình lầy, vùng đất phù sa bồi ven biển. Cây cói, do thân có ba cạnh, nên thường được hái, giã, và làm thành sợi, đan thành chiếu, thảm, giỏ, dép  và các đồ dùng khác trong đời sống. Trong bài hát "Con Kênh Xanh Xanh" có câu: "... Tiếng ai giã bàng nhịp nhàng như tiếng lòng tôi. . ." chính là giã cây lác, hay cói này.



Các sản phẩm cói từ một hợp tác xã ở Hải Phòng

NGHỀ ĐAN LỤC BÌNH

Ở miền Nam, do phù sa sông Mê Kông giàu chất dinh dưỡng cho nên một loại bèo phát triển rất lớn, gọi là lục bình.
Loại bèo này cũng có thể dùng để làm sợi và đan thành các sản phẩm giống như cói.



Hộp, giỏ làm bằng lục bình từ huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang



Các sản phẩm từ miền Tây Nam bộ trông khá lạ mắt

Bài và ảnh : Trần Ngọc Bảo gởi

Không có nhận xét nào: