Bài và ảnh : TRẦN NGỌC BẢO
Từ ngày 27/4 đến 1/5 tại Huế đã diễn ra Festival Làng Nghề Truyền Thống 2013, thu hút sự tham gia của các làng nghề không những ở Huế mà từ nhiều nơi trong cả nước.
Các sản phẩm được trưng bày trong những nhà rường ở công viên Tứ Tượng, đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, nhà Bảo Tàng Văn Hóa (trước đây là trụ sở UBND Thành phố Huế) và công viên Thương Bạc.
NGHỀ PHÁP LAM
Ở công viên Tứ Tượng (vườn hoa trên đường Lê Lợi, chỗ tiếp giáp với đường Hoàng Hoa Thám) có hai cây đèn kính pháp lam rất lớn. Pháp lam là đồ đồng tráng men, một nghệ
thuật bắt nguồn từ châu Âu và phát triển từ thế kỷ 13 - 17; Sau đó, được du nhập vào Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam, nghệ thuật pháp lam được truyền vào từ Trung Quốc vào thời vua Minh Mạng (1820-1841), được sử dụng trong cung đình, làm nên những sản phẩm trang trí như phường môn, phù điêu, tranh, sản phẩn tiêu dùng như hộp, tráp, khay, choé, v.v.. Nhưng đến đời vua Tự Đức thì nghề này bắt đầu bị mai một. Gần đây do nhu cầu bảo tồn, phục chế di tích Huế, nghề pháp lam bắt đầu được phục hồi.
Cặp đèn kính pháp lam
Đèn nhỏ
Choé pháp lam và gạch trang trí
chóe
Tranh pháp lam
Tủ pháp lam
Đĩa trang trí
Chén sứ viền đồng
Móc khóa, souvenirs
NGHỀ LÀM MÕ
Mõ một pháp khí trong nghi lễ tụng kinh ở chùa cũng như ở nhà. Nghề làm mõ có những bí quyết riêng, thường truyền trong gia đình, để có thể chọn đúng loại gỗ, xả gỗ, lấy tiếng, tạo dáng, chạm trổ hoa văn và sơn.
Mõ làm bằng gỗ mít
NGHỀ LÀM DIỀU
Diều Huế là một môn giải trí dân gian, nhưng cũng được ưa chuộng trong giới quyền quí. Nhờ thế, các mẫu mã diều trở nên đa dạng, và thả diều trở thành những màn trình diễn có đội hình, thậm chí là diễn tuồng trên không. Từ năm 1992 tới nay, Câu Lạc Bộ Diều Huế đã 10 lần đại diện Việt Nam tham gia liên hoan diều quốc tế được tổ chức 2 năm một lần ở Pháp.
Diều bướm
Diều phượng /phụng
Diều long bay bên diều bướm
Diều công
Diều phượng
Bài và ảnh : TRẦN NGỌC BẢO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét