Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

ALBERT CAMUS (II) - THẦN THOẠI SISYPHUS / THE MYTH Of SISYPHUS




       Với Albert Camus đưa chuyện thần thoại qua nhân vật Sisyphus là chấp nhận đấng thần linh hung ác, tàn bạo. Đó là một chủ nghĩa vô thần và  giáo điều bất-khả-tri. Có lẽ; thần thoại nầy là nơi dung thân trên đất Pháp nhiều hơn, một giáo thuyết mơ hồ và cạn cợt có chất hoang đường; điều đó nói lên một cái gì có tính triết lý(?). Camus không cho đây là tính triết lý mà là chuyện kể. Nó được coi là khuynh hướng cứng rắn như đinh đóng cột (hob-nailed) chống lại những tu sĩ hoặc đôi khi cũng có đôi điều phải trái, lý giải của nhóm duy lý. Có một chút biến đổi giữa cái vô tư duyên dáng và một chút biến đổi của sai trái, cứng đầu. Trong tự điển triêt học hình như Voltaire cho đây là một sự mỉa mai, nhạo báng, mà trong cõi tiên thiên thánh giáo cổ tích đã thay mặt một điều gì để nói lên cái tợ như nhau, kiểu thức so sánh (likened) là một sắp xếp dàn dựng cho một hình ảnh thần tượng sẽ không còn một nhầm lẫn nào hơn. Một cái gì ấp ủ trong tổ kén tơ tằm. Tuy nhiên, trong thần thoại xem như tất cả những thứ tôn giáo khác có tính cách giả hình; ‘một thứ đạo đức giả mà thôi, một phán xét trong dạng thức hư cấu, những vị tu sĩ là những kẻ giả danh, che cái vỏ bề ngoài bằng một thứ vô nghĩa lý’ (Stendhal) – to judge from his fiction, the priests are all hypocrites, and therefore religion is all hypocrisy and nonsense. Một cuộc đấu tranh ngấm ngầm, lâu dài đối với những người Thiên Chúa giáo, điều nầy có thể đưa tới đổ máu giữa các giáo phái, nhất là đám xách xược, phỉ báng vào niềm tin thượng đế. Nhưng ở đây chưa hẳn là một lý giải hợp lý, nếu điều nầy chúng ta cho là chủ nghĩa duy lý chăng nữa thì chúng ta cũng không thể tin vào giáo thuyết đó, nếu dữ kiện đem lại một lý thuyết hợp lý và chính đáng.
Với Kierkegaard thường như là chống lại cái ràng buộc tù tội của giáo phái Thiên Chúa với thái độ miễn cưỡng của ông trước một áp lực thuộc sinh lý (masochistically) để đưa tới quyết định cái điều bắt buộc những gì người ta chỉ được phép sống  trong cảnh tù ngục của tôn giáo: ’con người phải hoàn toàn bám sát vào lời kinh một cách điên khùng để được trở nên tín đồ Thiên Chúa / One must be quite literally a lunatic to become a Christian’(S. Kierkegaard) và ở đây cũng là một xáo trộn tâm hồn và niềm tin của F. Dostoevsky, ông đã thốt lên trong ‘Viên Chấp Pháp Tối Cao / Grand Inquisitor’ và ở tập truyện ‘Anh Em Nhà Họ Karamazov / The Brothers Karamazov’, một cú đấm xáng vào cửa giáo đường nơi  dành cho những kẻ quá nhiều niềm tin chính thống giáo.
Dù rằng Camus không phải là tín đồ Thiên Chúa giáo, cũng không ở trong điều kiện thay đổi được niềm tin đến từ Thần Thoại của Sisyphus, bầu khí quyển đó không thể là niềm tin. Camus không diễn tiến sự việc nếu như lý thuyết nầy muốn ám hại nền triết học hoặc tranh luận thuộc triết học và nếu như tôn giáo có một diện mạo đúng nghĩa bởi một thể thức đối chọi niềm tin. Niềm tin đó không buộc chúng ta phải nói không tin vào Thượng đế . Jean-Paul Satre và một số người khác đã chối bỏ ‘Thần thoại của Sisyphus’ vì rằng sự lý đó là một mớ triết lý bầy nhầy. Nhưng ở đây luận lý (essay) của Camus không cho đó một luận thuyết triết học mà là một giảng thuyết như một tuyên ngôn, một lý giải cho một cứu cánh, triệt thoái những gì của Thượng đế đề ra và đây là lời hứa hẹn sống thực bởi một lời lẽ nghiêm khắc của vấn đề triệt thoái.
Camus có thể không biết gì về sự hiện hữu của Thượng đế; ông chỉ là người tuyệt đối tin rằng Thượng đế không hiện hữu. Camus chống đối niềm tin tôn giáo chớ không đứng chung với chủ nghĩa duy lý, niềm tin tiêu cực ở chính ông là một niềm tin chối bỏ.Camus cannot know that God does not exist; he is determined to believe that God cannot exist.Camus opposes religious faith not with rationalism but with a negative faith of his own, a faith in negation.
Đó là điều dường như ông đơn giản vấn đề để đảo ngược tiến trình của niềm tin tôn giáo mà ông đã bình phẩm. Tác phẩm của Camus như thử  cho ta thấy một cái gì đặc biệt trong đó, qua những trả lời của Dostoevsky và của Kierkegaard là những gì đánh động vào cái nghịch lý qua bất cứ luận lý của hai nhà thông thái nầy, nói lên cái điên cuồng, ngu xuẩn của vũ trụ loài người, ôm đầm vào niềm tin mãnh liệt để phỉ báng vào Thượng đế. Camus nhấn mạnh nhiều lần chúng ta là những người vô tội. Trong lúc đó Kierkegaard nhấn mạnh trong ‘Ốm Đau Như Đưa Tới Cái Chết / The Sickness Unto Death’ là những gì tín đồ bắt đầu nhận tội trước khi chết. Camus làm sáng tỏ vai trò tà giáo, một thứ tà đạo hoàn toàn không thấy gì là ngốc nghếch tự chính nó nhưng  sự thuần chuẩn đó tự cho một ý thức riêng mình và một điều gì hết sức tàn bạo. Trong khi đó Dostoevsky có ý cho rằng tự tử như  là một giải quyết hợp lý, ý thức rằng Thượng đế không hiện hữu giữa trần gian. Camus thì lại có ý cho rằng con người không có Thượng đế cho nên phải đi tới cái chết như thế, nhưng  để nhận thức đúng đắn, ông lên án cái chết và sự sống của đời ông , tất cả đã hòa nhập vào một tinh thần hiểu biết kinh khiếp: Camus đề xuất bằng một tư duy tự nó. Giống như cả hai Dostoevsky và Kierkergaard là những gì mà trước đây Camus đã phê nhận rồi cùng nhảy vào với họ trong một niềm tin vô ý thức. Camus nhảy vào như một quả quyết; đó là những gì chúng ta phải chống lại, những gì vô nghĩa lý của thế giới ngày nay bằng một tinh thần phản kháng, tự do và quyết tâm. Camus cảm thấy cuộc đời là vô nghĩa lý (meaninglessness) bởi ông không không thể nào đem niềm tin vào trong Chúa và chính điều ấy ông nhận ra một cách rõ ràng; rằng mọi thứ trên đời như luôn luôn đe dọa bởi cái chết. The Myth of Sisyphus là nói lên cái chết phi thường và kỳ lạ, một cái chết lần hồi xẩy ra trong tập truyện. Đúng thế; tất cả những phi thường xuyên sâu qua những tác phẩm của ông và những gì trong L’Étrager / Khách Lạ và La Peste / Dịch Hạch. Rất đầy đủ hình ảnh của con người, tất thảy đều qui vào cái chết. Trong ‘Thần Thoại của Sisyphus’ mô tả con người ngu xuẩn ‘absurd-man’ là con người đang tiến đến ‘death man walking’ sợi dây thòng lọng thắc vào cổ mà người ta luôn luôn thấy trước mặt, trong tiếng nổ vang ầm của tự do như những gì ông bước lên đoạn đầu đài, một đôi giây siết chặc đôi chân hoặc một vài thứ nhỏ mọn, tầm thường từ một góc nhìn của ông. Suốt tập sách nầy, Camus  cho chúng ta hiểu rằng  cái chết sẽ đến bất ngờ trong cuộc đời đang sống, một cái gì đứt ngang; theo Camus cái chết dường như luôn đứng bên cạnh và sẳn sàng chấm dứt sự sống của chúng ta một cách bất ngờ to tát, giết chết ký ức ta tức thời, tiếng gọi của tử thần như phán quyết: ‘Anh sẽ không còn thấy gì, anh không còn một kinh nghiệm nào hơn mà anh đã từng trải. Anh không còn sống’. Có một ít dấu hiệu mạnh trong tư duy của Camus là tôn giáo hơn là cảm thức cho một cái chết đặt ra trong vấn đề siêu hình dành cho cuộc đời : Chết chỉ là bóng tối ụp tới, tiếp nối cho một cái vô nghĩa – nó chỉ là công việc giản đơn, như việc đã làm, một dấu ấn nhỏ như đánh dấu một cuộc đời nhỏ nhen, ngắn ngủi. Với tôn giáo cái chết là vấn đề quan trọng đối với họ, bởi họ tin cuộc đời có nhiều chất liệu hiện hữu và sinh tồn mà nay không còn nữa. Camus cho cái chết chế ngự chúng ta. Ông tin cái chết là cả vấn đề bởi ý nghĩa cuộc đời cần có những co giản khác nhau. Cho nên Camus cần tìm kiếm cái vóc dáng của sự kéo dài thời gian giữa lúc nầy trong một ý tưởng được tái phục nhiều lần, đặc biệt trong  những lời lập lại của Sisyphus như việc Sisyphus lăn ngược tản đá lên dốc đồi dựng đứng. Nhưng thực tế chỉ là nghĩa bóng hoặc đưa ra hình ảnh của siêu hình. Camus không thể tránh né cái chết, thay vì; như đã là, ông sẽ đón nhận cái chết như mọi người. ý thức đó là ý thức nhìn đời bằng vực thẳm, do đó Camus cảm thấy  tự chính mình là ‘người lạ mặt/l’homme révolté/outsider’. Ông viết trong ‘Người Lạ Mặt’ và ‘Thần Thoại Sisyphus’ hầu hết những sự việc xẩy ra đồng thời, đồng lúc. Trong những năm đầu thập niên 1930 và những tháng đầu năm 1940 ông hoàn tất những luận án ở Paris, Camus xem nơi đây là lưu đày của tâm hồn, chả phải thăng hoa và luôn luôn nhìn về một quê nhà ở Algeria. Lưu đày là một mất mát lớn, mất luôn tình quê (estrangement) ông thường ghi lại một ít nỗi lòng trong Sisyphus là những gì chất chứa trong hồn Camus với một lý do siêu hình. Một phản kháng nội tại của Camus.
Camus miêu tả sự thế ở chính ông như một thức tỉnh giữa cuộc đời đầy ngu xuẩn; vì trong vũ trụ nầy đột nhiên lột bỏ để phơi bày một thứ ảo giác, con người lúc nầy như đồng minh với kẻ xa lạ. Sự lưu đày của ông vô phương cứu chửa từ khi ông mất đi hoài niệm để hồi tưởng về một quê hương bị mất mát hoặc một hy vọng trở về đất hứa. Đây là một trạng thái ly thân  giữa con người và cuộc đời của ông, giữa những vai trò hỗn mang, tất cả những dữ kiện hóa ông thành con người ngu xuẩn và quẩn bách. Những gì ở Paris không còn thích nghi, đều là xa lạ - dĩ nhiên đó là những gì lưu đày ông. Nhưng ở đây Camus vắt cạn nghĩa vào những ngôn từ đến nổi tất cả trở thành một thứ siêu hình lỏng quẹt, trong  đòi hỏi của ông là được nhập vào đó. Người xa lạ hay lưu đày: là một bày tỏ ngu xuẩn của con người, thức tỉnh cái điều không thể hoán cải ngay cả chính ông trong hoàn cảnh như thế. Camus không thể trở về quê nhà (homeland), để bước vào vườn Điạ đàng (Eden) nơi ấp ủ vỗ về . Camus tìm thấy sự sai lầm của Thiên Chúa giáo từ Kierkegaard và thuyết hiện sinh của K. Jaspers bởi vì; trong cái tận cùng đã lộ ra cho Camus một lý luận hợp lý: một thế giới đã để lại những hình ảnh độc đáo như không có một lời hướng dẫn chính yếu – a world originally imagined as devoid of any guiding principle, tợ như thả con mồi câu cái tình hoài hương. Nhưng không! Camus từ chối cái tình hoài hương đó, bởi nó có một nghĩa khác ‘quên là những gì tôi không muốn để quên’ (forgetting just what I do not want to forget) không còn một lý do chính đáng nào hơn giữa cõi đời này. Do đó Camus từ chối quê nhà của mình là vậy, dù cho có thừa nhận một nơi nào khác mà ở đó lôi cuốn chăng nữa, ông chỉ chấp nhận được sống dưới bóng mờ của hoài hương: ấy là điều Camus ly thân giữa ý chí; đó là biểu hiện thỏa mãn  cho một cái gì đang rơi vào tuyệt vọng, ‘lòng hoài hương của tôi là một hợp nhất, đây là những mảnh vỡ vũ trụ và tương phản những thứ đó ràng buộc vào nhau’.
Camus : “It is that divorce between the mind that desires and the world that disappoints, my nostalgia for unity, this fragmented universe and the contradiction that binds them together”  Giữa hợp nhất và tương phản đã cho một lòng ham muốn và chính lòng ham muốn đưa đến tuyệt vọng đó là một cấu tạo hợp thành cho sự cớ ngu xuẩn.
Sisyphus trở thành thần thánh hóa chủ nghĩa (Sisypheanism), bởi đối nghịch là điều gần như ngăn ngừa sự hồi tưởng của lưu đày, một nỗi nhớ thường xảy đến. Thần thánh hóa chủ nghĩa chối bỏ thiên đường giả tạo (Điạ Đàng), cái bánh vẽ to tướng; nơi con người vất vả lao động của kiếp người (lưu đày) và chính nơi đây con người đối đầu một thảm họa (cái chết) Là những gì Camus thấy được và nhận thức ra rằng tinh thần hoài hương vẫn đọng trong ông nhưng không thể thực thi được. Ông có thể mơ về (revêr) một quê hương mất mát của ông, nhưng chắc chắn một điều Camus không thể trở về cái gì đã mất. Trái lại; ông không còn biết mình là kẻ tha hương mà giờ đây chỉ là khúc bi ca trong tâm thức.  Thần thoại của Sisyphus là một bi thương cho niềm tin (The Myth of Sisyphus is an elegy for belief). Nhưng một hôm nào ‘tại sao’ và tại sao lại nảy sinh – but one day the ‘why’ arises / le ‘pourquoi’ s’éleve. Rồi từ đó mọi thứ như bắt đầu trong cái trạng thái chán chường, mệt mỏi với bao điều sửng sốt. Giữa Henry Bergson và Albert Camus có những đồng cảm giống nhau về một xã hội kỷ nghệ hiện đại với những biểu hiện tượng trưng của lề thói khôi hài, kèm theo giả tạo. Để lại những gì ngu xuẩn giữa đời này.Ngu xuẩn không ai thấy.
Dĩ nhiên, bên trong cuộc đời ngu xuẩn đó vẫn có một cái gì nguyên vẹn lạ thường, bởi vì con người ngu xuẩn nhận biết sự khác biệt giữa thói quen ngốc nghếch và một phản kháng được lặp lại nhiều lần (rebellious repetition). Camus tiếp tục giải thích: ‘ngu xuẩn là tội lỗi không có Thượng đế. Đó là vấn đề đời sống trong trạng thái ngu xuẩn’-The absurd is sin without God. It is a matter of living in that state of the absurd-  Tại sao gọi ngu xuẩn là ‘tội không có Thượng đế’?- ngu xuẩn thường xẩy ra trong cuộc sống, Camus cho rằng; chúng ta không thể chạy trốn với tội lỗi: tội lỗi vốn đã có từ nguyên thủy nhưng không có nguồn gốc. Nó là bản án đã vượt qua khỏi chúng ta bởi cuộc đời. Vì vậy con người ngu xuẩn bắt đầu dấn thân vào cuộc chiến. Người ta phải làm gì với cái ngu xuẩn đó? Ở đây, cuộc tranh luận của Camus gần như bị thương tổn trầm trọng. Vì những dữ kiện ở đây, nếu lời đề nghị của ông là thông thường, thì đó là những gì Camus phải tái phục hồi trong cố gắng của con người có tài xử dụng phép ẩn dụ. Như thế thần thoại của Sisypheanism là thánh hóa chủ nghĩa, đưa vào một sự hung tàn do từ người dựng nên thần thoại ẩn dụ? – một thứ văn học vốn đã tồn lưu như thực tế mà con người đang sống trong trạng thái đó. Âu đó chỉ là việc giản đơn thuộc về phép ẩn dụ để nói lên một đấu tranh trong con người ngu xuẩn với những yêu cầu: ’phản kháng của tôi, tự do của tôi và lòng đam mê của tôi’.Và người ta ghi lại những gì mà Camus đã miêu tả như chiến lược của cuộc sống phản kháng mà ông đơn thuần lập lại như lời khuyên rộng lớn qua những thông điệp trước đây; những hiện tượng đó có thể là phản kháng . Trở lại với thần thoại của Camus thì đây là lối miêu tả cuộc đời với chủ yếu mô phỏng trong dạng thức  những gì thuộc về khoa ẩn dụ, ở một sự thay đổi như thể là một cuộc vận động cho một chiến thắng dài lâu, một chọn lựa giữa những vai trò, một sự chăm chú cần thiết, sự sống giống như bản án của con người và cứ thế mà tiếp diễn. Ở đây chứng tỏ rõ một hình ảnh đầy năng lực trong việc xây dựng những tác phẩm hư cấu của ông và có lẽ hư cấu phải là một cuộc đời hạnh phúc; một hoài niệm lớn lao trong trong tiểu thuyết như ‘Dịch Hạch/La Peste’. Nhưng với Sisyphus không phải là tiểu thuyết mà ở đó mô tả bằng những nguy hiểm, những khó khăn được né tránh ở đây. Đó là những gì Camus nói cho chúng ta biết về cái ngu xuẩn làm người, ông còn có nhiều điều nói cho chúng ta biết, những gì chúng ta sẳn sàng muốn biết. Không có gì hiển nhiên hơn về những thí dụ qua các hình tượng , hình tượng mà Camus chọn là Sisyphus như một cái gì cuối cùng dành cho con người ngu xuẩn. Sisyphus là một kết tội để lăn tản đá lên dốc đồi thẳng đứng, để rồi tản đá được lăn xuống trở lại. Sisyphus trở lại với công việc cũ.  Ở đây là biểu hiện của sự ngu xuẩn (Camus nói) Sisyphus tụt xuống đồi trong tư thế mạnh hơn cả tản đá. Sisyphus có cảm giác giữa hai vai trò tù tội và phản kháng. Camus mô tả ở đây là một định mệnh ràng buộc với một phản kháng nội tại đó là vai trò sống thực của đời ông qua Sisyphus, mà cũng là nhân vật sống thực như chúng ta đang sống. Với một số tư duy của Camus và chính đó là động lực thúc đẩy ông viết, một năng lực đầy kinh nghiệm cho một tiểu thuyết gia; ông thu tập về những điều luật khắc khe tôn giáo để lắp vào đó những ẩn dụ của trần thế, rồi để lại những vết lằn trên giấy mực đầy tình cảm với những gì ông đã nói và đã làm qua những tác phẩm của ông. Chúng ta cần ghi nhận điều nầy; những luận án của Camus là không triết học nhưng là thể loại chuyện kể - we are reminded that his essay is not philosophy but a kind of storytelling-. Dĩ nhiên Sisyphus không những là ẩn dụ để trả lời, lý giải cái thời kỳ của ngu xuẩn nhưng trong đó chứa đựng một cái gì thuộc về tôn giáo. Có lẽ Camus chịu nhiều ảnh hưởng tôn giáo của S. Kierkgaard trong luận án ‘ Repetition/Nhắc nhở’.Camus không nhấn mạnh những gì thuộc luận án của Kierkegaard vào trong Sisyphus, nhưng  ông đã có một mối liên lạc qua ý tưởng khác như một điều gì nhắc-nhở-mà-không-nhắc-nhở (repetition-without-repetition) Camus muốn kéo dài cuộc sống trên mặt đất nầy và có thể làm những gì đúng như ý muốn, cốt nâng phép ẩn dụ lên một vị trí cao hơn. Một tượng trưng, biểu hiện của một thể tài mà ông muốn nói.. Đây không phải là điều cần thiết cho công việc ngược đảo, trong khi đó kẻ vô thần, ngoại đạo nghĩ thiên đường của Thiên Chúa giáo chỉ là biểu tượng trong phép ẩn dụ mà thôi. Thấy được sự loé sáng nầy. Camus đem lại một cống hiến việc làm ẩn dụ của mình là mở rộng phép ẩn dụ cho phiá giáo phái. Ông đã đem lại điạ ngục trần gian cho Sisyphus bởi vì quá tin vào cõi thiên đường. Trong tiểu luận trước đây Camus viết: ‘hiện diện và những chuỗi thời gian hiện diện trước cho một ý thức vững lòng, một lý tưởng dành cho con người ngu xuẩn’ (the present and the succession of presents before a constantly conscious soul is the ideal of the absurd man) Đây là một tư duy vô cùng của Camus: - một lời nhắc nhở không bao giờ cạn của hiện nay. Và từ cái ảo giác không thích hợp của giáo phái (Thiên Chúa giáo), sợ hãi của cái chết được coi như hủy bỏ -thiên đàng không còn hiện hựu- Camus có thể nhắc nhở cho tới cùng, chỉ khi nào thích ứng được phép ẩn dụ. Cuộc đời thì quá ngắn, nhưng nghệ thuật thì quá dài, đặc biệt nghệ thuật ẩn dụ -for life is short, but art is long, especially the art of metaphor-  Vậy thì phản kháng của Camus thuộc về ẩn dụ? Có lẽ không, bởi Camus không có một dấu hiệu gì là sợ hãi cả và chẳng hề tưởng tượng về hình ảnh. Ông coi đó là lớp lang, tiết mục ở  trong  tập ‘Chết Trôi và Cứu Trôi / The Drowned and the Saved’. Văn phong của Camus trong sáng, hàm chứa, ẩn dụ và trớ trêu vô lý; nó chứa đựng một sự phản kháng dị thường.Trong ‘Thần thoại của Sisyphus’ cũng có dấu vết của phảng kháng /the rebel/révolt. Myth/Thần thoại lý giải vấn đề tự tử, Rebel/Phản kháng lý giải vấn đề giết người; trong hai trường hợp nầy không thêm một giá trị nội tại mà có lẽ nêu lên cái tạm thời của hoán chuyển giữa vắng bóng và hồ nghi, mơ hồ trong tính chất tạm bợ. Cơ bản của vấn đề trong ‘Thần thoại của Sisyphus’ là nói lên cái gì hợp pháp, hợp lẽ của hoàn cảnh; tuy nhiên để hợp lý hóa thì phải đương đầu giữa cái chết và tự chết. “Dù rằng Sisyphus là vấn đề đặt ra cái ‘tử/mortal’, một câu chuyện được tóm gọn đưa ta có một đời sống tươi sáng và tạo nên lý tưởng sống, ngay cả trong bụi mờ của sa mạc hoang vu vẫn có sự sống”.(Albert Camus nói)(*).

Cho nên giữa tự tử và giết người là một phản kháng siêu hình, dấy động từ tâm can của con người, nó đứng dậy để đối đầu với thân phận, chối bỏ cái không hiện hữu của Thượng đế, biến con người trở nên ngu xuẩn, vũ trụ con người ngu xuẩn rồi từ đó phát sinh phản kháng, phản kháng nội tại và phản kháng ngoại tại, bởi cả hai (cớ nầy, lẽ nọ) là vấn đề không phải chối bỏ suông và giản dị như thế. – pour l’un et l’autre il ne s’agit pas seulement d’une négation pure et simple (métaphysique) Con người thật ra nằm giữa hai trạng huống của bất-khả-tri và bất-khả-lĩnh-giải cả hai sự lý làm cho con người ngu xuẩn để rồi không ngu xuẩn, như trong lời phân trần của A. Camus khi phát hành cuốn ‘Thần thoại của Sisyphus’ ở Paris/1955. Siêu hình phản kháng đem lại cái ‘tử/mortal’, mọi hiện hữu siêu nhiên biến mất để con người cô đơn giữa trần thế; đây là ‘cái-tôi’ tư duy trần thế nằm trong Camus. Cho nên trong ý thức phản kháng tức chúng ta hiện hữu (cogito).
Kết thúc trong tập sách nầy, biểu hiện được cái miên viễn thâm hậu qua tư duy Camus. Cốt tủy (pith) của tinh thần phản kháng một cách siêu độ. Tồn lưu muôn thuở ở cõi Như-Nhiên.
Do đó phản kháng siêu hình trong ‘Thần thoại của Sisyphus’ không nhất thiết chủ trương vô thần, ngoại đạo như người ta nghĩ, nhưng tất nhiên tự nó đã nói lên phản kháng, một tố cáo giữa Thượng đế với con người, cả hai đều tội lỗi (pour l’un et l’autre) bởi Thượng đế sanh ra cái ‘tử/mortal’ để nhận tội sau cái chết mới tới cõi thiên đường của vườn Điạ đàng. ‘Tội-tổ-tông’: kẻ đứng sau Thiên Chúa đẻ ra để buộc tội.Tội-tổ-tông có từ Thượng-đế chớ không có từ Con-người. ‘Eden’ là nơi phạm tội giữa ngu xuẩn và phản kháng. Cái sự cớ đó là bi thảm của sinh tồn đẻ ra cái ngu xuẩn của sinh tồn.

VÕ CÔNG LIÊM   (ca.ab. Đã đọc 2011/12. Bổ sung và hiệu đính 9/2012)

(*) Albert Camus: Sanh ở Algeria. Chết ở Pháp (1913- 1960). Văn Chương Nobel 1957.

  SÁCH ĐỌC:
-  ‘Albert Camus the Myth of Sisyphus’  by Justin O’Brien. Penguin Books Group. New York . NY  2000.

Không có nhận xét nào: