Trưởng
lão Hòa thượng Thích Minh Châu sinh năm 1920 tại Quảng Nam. Năm 1946,
Hoà thượng xuất gia với ngài Trưởng lão Hoà thượng Thích Tịnh Khiết tại
chùa Tường Vân, cố đô Huế.
Từ năm 1952 đến năm 1961, Hoà thượng du học và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Phật học với đề tài "So sánh tạng Pali Trung Bộ kinh với tạng Hán A Hàm” tại Đại học Phật giáo Nalanda, Ấn Độ.
Sau những năm tháng du học, Hoà thượng trở lại quê nhà và giữ chức vụ Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh, chuyên lo sự nghiệp giáo dục và phiên dịch Kinh tạng Pali, hầu đóng góp tích cực vào công cuộc đào tạo Tăng tài cho Phật giáo Việt Nam.
Từ năm 1952 đến năm 1961, Hoà thượng du học và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Phật học với đề tài "So sánh tạng Pali Trung Bộ kinh với tạng Hán A Hàm” tại Đại học Phật giáo Nalanda, Ấn Độ.
Sau những năm tháng du học, Hoà thượng trở lại quê nhà và giữ chức vụ Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh, chuyên lo sự nghiệp giáo dục và phiên dịch Kinh tạng Pali, hầu đóng góp tích cực vào công cuộc đào tạo Tăng tài cho Phật giáo Việt Nam.
Trưởng lão Hoà thượng Thích Minh Châu - Đại dịch giả, Nhà giáo dục lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam
Trưởng
lão Hòa thượng Thích Minh Châu, đương kim Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng
minh GHPGVN, bậc cao tăng thạc đức của Phật giáo Việt Nam, là một trong
những vị giáo phẩm đặt nền tảng cho sự nghiệp giáo dục của Giáo hội,
sáng lập Viện Đại học Vạn Hạnh và Học viện Phật giáo Việt Nam. Suốt quá
trình tu tập, Hòa thượng đã dành nhiều thời gian biên soạn, dịch thuật
hàng trăm tác phẩm có giá trị học thuật cao, làm tài liệu học tập,
nghiên cứu của nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước.
Công trình dịch thuật Kinh tạng Nikaya của Trưởng lão Hoà thượng là vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Nhiều ý kiến tôn vinh ngài là một trong những nhà giáo dục lỗi lạc của Phật giáo nước nhà ở thế kỷ XX.
Trưởng lão Hoà thượng là ngôi sao sáng trong các hội nghị quốc tế mà ngài tham dự; ngài đồng thời là đại biểu xuất sắc của Phật giáo Việt Nam trên các diễn đàn về truyền bá Chánh pháp của Đức Thế Tôn, về con đường kiến tạo nền hoà bình cho nhân loại theo giáo lý Phật đà. Nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử đã thọ ân giáo dưỡng trực tiếp cũng như gián tiếp qua các công trình dịch thuật, trước tác của Trưởng lão Hoà thượng.
Theo nguồn tin của Giác Ngộ Online, Trung ương Giáo hội và môn đồ pháp quyến đang chuẩn bị các phiên họp về lễ tang của Trưởng lão Hòa thượng. Được biết, lễ cung thỉnh nhục thân Trưởng lão Hoà thượng nhập kim quan sẽ được cử hành vào sáng 2-9-2012. Kim quan của ngài sẽ tôn trí tại thiền viện Vạn Hạnh, sau đó, dự kiến vào ngày 8-9-2012 sẽ nhập bảo tháp, cũng trong khuôn viên thiền viện tại địa chỉ 750 đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Giác Ngộ Online sẽ tiếp tục cập nhật thông tin này đến chư tôn đức Tăng Ni và bạn đọc
Bảo Thiên - Hoàng Độ
Công trình dịch thuật Kinh tạng Nikaya của Trưởng lão Hoà thượng là vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Nhiều ý kiến tôn vinh ngài là một trong những nhà giáo dục lỗi lạc của Phật giáo nước nhà ở thế kỷ XX.
Trưởng lão Hoà thượng là ngôi sao sáng trong các hội nghị quốc tế mà ngài tham dự; ngài đồng thời là đại biểu xuất sắc của Phật giáo Việt Nam trên các diễn đàn về truyền bá Chánh pháp của Đức Thế Tôn, về con đường kiến tạo nền hoà bình cho nhân loại theo giáo lý Phật đà. Nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử đã thọ ân giáo dưỡng trực tiếp cũng như gián tiếp qua các công trình dịch thuật, trước tác của Trưởng lão Hoà thượng.
Theo nguồn tin của Giác Ngộ Online, Trung ương Giáo hội và môn đồ pháp quyến đang chuẩn bị các phiên họp về lễ tang của Trưởng lão Hòa thượng. Được biết, lễ cung thỉnh nhục thân Trưởng lão Hoà thượng nhập kim quan sẽ được cử hành vào sáng 2-9-2012. Kim quan của ngài sẽ tôn trí tại thiền viện Vạn Hạnh, sau đó, dự kiến vào ngày 8-9-2012 sẽ nhập bảo tháp, cũng trong khuôn viên thiền viện tại địa chỉ 750 đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Giác Ngộ Online sẽ tiếp tục cập nhật thông tin này đến chư tôn đức Tăng Ni và bạn đọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét