Ký sự TRẦN NGỌC BẢO
Không biết nghe ai xui khiến mà lão lang băm Lê Quang Khanh, tục danh là Cu Năng, ở Đà Nẳng, hạ quyết tâm ra Huế và về làng Chuồn "tìm hiểu" món bánh khoái cá kình. Hai vợ chồng lão Cu Năng hành nghề thầy thuốc, nhưng cứ bị gọi là lang băm, có lẽ vì các học trò của Hyppocrates thường đưa con người ta lên bàn mổ để "băm vằm" tơi tả hoặc là "băm" cái túi tiền con người ta te tua xơ xác. Cặp vợ chồng này khai báo ăn chay mỗi tháng 27 ngày, còn 3 ngày ăn mặn vì khi ấy (ngày 30, một một, và rằm) quán chay quá đông, và hơn nữa, do còn yêu mến văn hóa ẩm thực, hai vị phải dành mấy ngày "thám hiểm" nghệ thuật nấu nướng của dân xứ Đại Ngu.
Mấy ông táo xứ Huế mời lão thượng sơn Kim Phụng nhưng lão từ chối vì phải giữ gìn sức khỏe để về làng Chuồn chiến đấu. Thế là nhóm leo núi vừa hạ sơn thì hôm sau phải có mặt tại quán cà phê Windows (thư viện đại học cũ) để chầu hầu Phó chủ tịch câu lạc bộ Hoàng Gia- Hoàng Cung. (Chủ tịch là Trương Kongkong - người tuyên bố đã tự làm cho mình trở thành "công công" sau khi làm giấy khai sinh lũ nhóc tì sáu trai, một gái - nhưng dân làng KM thì rất nghi ngờ cái mỹ hiệu này cho nên mới "trìu mến" gọi là anh Cu Kongkong).
Không rõ do uy tín của anh Cu Năng hay do sức hấp dẫn của món bánh khoái mà đoàn tùy tùng của ngài hôm nay rất đông đảo.
Đoàn tùy tùng của thầy lang (hàng ngồi từ trái sang): Nguyên soái Lê Phước K3, Lê Quang Hùng K3, thầy lang Lê Quang Khanh K1, Phan Thị Hương K1, Phương (bà lang băm), Chanh K1, Lê Văn Dũng K1 và sau lưng là hai thổ địa Trương Kongkong K1 và Trần Trưởng lão K1.
Lão lang băm cười tít mắt khi thấy đông đảo quần chúng ủng hộ kế hoạch "tấn công" làng Chuồn, "tiêu diệt" bánh khoái cá kình.
Hàng bánh khoái ở chợ làng với dãy chảo và nguyên liệu đặc sắc của làng Chuồn
Dàn đồ nghề đã sẵn sàng, trên một chảo đã có một sản phẩm vừa được dở nắp: bánh xèo với chú cá kình nằm nghiêng.
Đội hình tấn công được triển khai ngay lập tức
O cá kình được gắp vào chảo đã bôi một lớp dầu, đổ bột lên, rắc vào một ít giá sống, và bắc lên bếp, đậy nắp lại, thế là nghe xèo một tiếng, dở nắp ra và o cá lăn bột được thực khách tiếp đón niềm nở.
Trong nháy mắt o cá bị xẻ thịt tanh bành lòi cả trứng
Thầy lang hỏi phu nhân có ngon không? Phu nhân đáp: Pure! Excellent!
Lão nguyên soái đang nghiên cứu món gì đây? Thì ra là xơi luôn món bánh tét, cũng là đặc sản làng Chuồn
Hai chị Hương và Chanh cũng chiến đấu rất hăng, anh Cu Xìu "ngậm mà nghe", bà lang băm gật gù khen khoái.
Thọ K9, chủ một cửa hàng ở chợ, hỏi anh em có muốn thưởng thức rượu gạo làng Chuồn không. Thầy lang OK liền.
Trương Kongkong quảng cáo món bánh tét làng Chuồn. Bánh tét không phải là một món lạ, nhưng lạ là vì ở đây bà con không chờ tới dịp tết mới làm và xơi mà thưởng thức quanh năm.
Trương Kongkong gặp một "hảo bằng hữu" là "thầy bói" chuyên coi giò gà để đoán cát hung
Chờ cho các bạn "xung phong" trước, giờ đây Trương Kongkong mới "tọa hường kỳ thành", một mình một cõi "đi về" nhâm nhi.
Xung quanh là các hàng quán khác. Đây là hàng rau củ
Hàng bắp và sắn, món thầy lang khuyên dùng vì ít ca lo ri.
Còn lão Trần không tham gia chiến trận thì đi đâu?
Lão nhờ thổ công là Thọ K9 chở đi thăm thú làng xóm, đình chùa, và tìm nhà thờ họ Đoàn, thủ lĩnh "giặc chày vôi" và nhà thờ Thượng Thư Hồ Đắc Trung.
Đình làng An Truyền , một di tích lịch sử văn hóa của làng.
Nhưng tìm hiểu văn hóa xin dành cho Phần 2 của chuyến đi.
Đội hình tấn công bánh khoái cá kình còn được tăng cường bởi Thọ, K 9, và 2 em trai, 1 em dâu của anh Cu Sài.
Cả bọn đã đâm ra mê mẩn làng An Truyền thông qua ngõ bao tử sau khi đã nếm món bánh khoái, bánh tét, rượu gạo và cả khoai sắn làng Chuồn.
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét