Đó là tựa đề trong tập truyên dài của James Joyce*: ”Chân
Dung Người Nghệ Sĩ Trẻ / A Portrait of the Artist as a Young Man”(1916) là tiếng
nói tha thiết của con người yêu quê hương, một cái gì xót xa không thể tách khỏi
tâm hồn người thanh niên trẻ, là tiếng nói ray rứt cho thân phận đất nước, một
lời trầm thống qua nhân vật Dedalus từ trang đầu đến trang cuối, một lời nhắc nhở và là lời giải
bày tâm sự, một tiếng nói của bi thương. Ở đây Joyce ’thốt’
lên như lời đồng vọng của kẻ cô
thế, tiếng thốt nầy có khác gì tiếng thốt Zarathustra của Nietzsche hay nỗi đau
bi tráng, bức xúc, chán chường Roquentin của Sartre, Stephen Dedalus tìm thấy ở
nơi mình một cảm thông gần gũi với quần chúng, đó là cảm thức tương quan mà
Joyce học hỏi được ở dân tộc mình, qua bao kinh nghiệm đấu tranh và một quy trình
dựng nước và giữ nước, từ cộng đồng cho đến cá nhân, một hoài bão trong tim
James Joyce, dù cho có ngang trái nhưng đó là thành quả của con người sinh ra và
lớn lên ở quê nhà nhưng lưu đày ở tâm hồn. Cái tham vọng của Joyce là ’giữ thơm quê mẹ’ - although
it is by a process of inversion that he achieves his ambition to be self-born.
Một tư duy phản kháng nội tại.
Dedalus được nhìn từ một đứa trẻ, một cậu con trai và
một chàng thanh niên nhiệt huyết là cả một tổng hợp hấp dẫn, lôi cuốn qua từng
giai đọan; cuộc đời và hành động của Joyce vang vọng như tiếng còi báo động:
cho những bậc sinh thành, chính trị gia, tôn giáo, các thế hệ khác nhau, lịch sử
và văn chương, để rồi người ta tìm thấy tiếng nói ấy, tiếng nói từ tâm não (ventriloquial
version) với một biểu lộ khác; đó là tiếng nói tự đáy lòng cho một ‘hồn khí/soul’
trong con người James Joyce.
Một điều gì thông thường được nói ra đây, một lời lẽ
riêng tư của Joyce, ở đây chúng ta chứng nhân cho một phản ứng tình trạng bẩn
thỉu, đê hèn đã làm tê liệt, hủ hóa nguồn sống của đất nước và con người Ái Nhĩ
Lan. Sự thật mà Joyce đối diện với đời là những gì quan trọng cho một nhà văn đương
thời, một lối phô diễn mạnh không giống những gì của một thế giới hiện đại ở cuối
thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, một kỷ nguyên văn minh, tiến bộ. Để vượt qua những
gì xẩy đến, cần có thẩm quyền để làm mới
và xác định một cách minh bạch, xã hội và hệ thống chính trị phải được phân
minh, một phương trình mới được thay thế và khai mở. Từ Nietzsche cho tới D.H.
Lawrence đã phát sinh ra những ám ảnh cho người viết ở Âu châu, một phản kháng
mãnh liệt hơn bao giờ vào thời đó, một yêu cầu gìn giữ văn hóa vốn đã suy đồi.
Trong khi đó tiêu biểu đúng đắn được nhìn thấy ở những tác phẩm của Joyce. W.B.
Yeats(1865-1939) nói: ‘Vai trò đó có nhiều kịch tính và đầy đủ một nhân tố gắn
liền tình quê tha thiết và cả một thời đương đại.’ “That role is more
dramatically and successfully filled by his great compatriot and comtemporary”.
Joyce không thể tha thứ những gì trong cái lời phân tích hay bình phẩm hủ hóa
qua những tác phẩm của ông, nhưng Joyce hiểu được bệnh lý của xã hội, ấy là điều
không có một ảnh hưởng gì đến nền văn hóa lâu dài của đất nước Ái Nhĩ Lan. Những
dữ kiện đó trở nên keo sơn, thay vì đến từ những hệ thống lệch lạc làm thuyên
giảm niềm tin và phương thức qua cách cư xử; thái độ nầy đưa tới nô lệ hóa đất
nước và con người Ái Nhĩ Lan. Triệu chứng đó tạo nên sợ hãi cho tự do, sợ cho bản
thân mình, sợ những đối kháng phức tạp của kinh nghiệm, những điều đó có thể là
thừa cho một quy ước, tục lệ ấy là sự thể cho một cơ cấu tổ chức trong một khuôn
khổ mẫu mực, buộc phải thi hành mà làm thương tổn đến tinh thần đất nước Joyce.
Nỗi sợ hãi nầy đem lại nhiều lời tuyên bố, phát ngôn bởi những ước lệ, qui cách
như có hệ thống mà quá trình người Ái Nhĩ Lan đã sống trong vay mượn từ hai nguồn tư tưởng Anh Quốc và La Mã, dù cố
gắng phục hồi.
Trong cái nhìn của Joyce có cái gì không thực, bởi hai
sự cớ nêu ra là nguyên nhân tìm thấy ở lời phê chuẩn trong một trạng thái hoả mù
và ngờ vực của một thời quá khứ hơn là trong hiện tại; bởi vì đó là bổn cũ sao
lại mà thôi, chẳng có gì là mới mẻ cả.
Động lực đã khơi mào cho Joyce từ năm 1904 qua một tiểu
luận ngắn ‘Chân Dung Người Nghệ Sĩ / A Portrait of the Artist’ trong đó Joyce đã
phát họa ‘chân dung’ đời mình: sự phán quyết đời mình là một sáng tỏ, một suy xét
đắn đo, bén nhạy, một bản văn chạm trổ đầy đủ cho bản thân mình và một cái nhìn
đúng đắn, hợp thời:
Chàng thanh niên trẻ đã thấy được cái u ám, đần độn
trong nhân vật của Emile Zola là một thức tĩnh, một tâm lý khoa học (physical
science) cho Joyce, khơi dậy một tư duy giải phóng đế quốc và từ đó ghi lời tâm
niệm như sự chối bỏ ở chính mình; người ta tìm thấy cái dịu dàng nhưng sống động
trong người của James Joyce, người ta bắt gặp sự phản kháng trong văn chương của
Joyce đó là nguồn cơn đưa tới sự phản kháng của dân tộc Ái Nhĩ Lan (Irish
rebels). Một niềm tin bảo vệ tổ quốc.
Đọc đến đây ta cũng dự ước được dòng máu anh hùng
trong nhân vật Stephen Dedalus, một tiểu thuyết bị bỏ rơi mà một thời lên án gắt
gao của đám cầm quyền thủ cựu, cho đó là một sự nhạo báng, mỉa mai, hùa nhau phê
phán, đánh giá sai lệch cho một tư tưởng bộc phát, muốn chấn hưng quốc gia để
giữ thơm quê mẹ; khi nào cũng thế đều có hai khuôn mặt thật và giả , điều đó có
khác chi ngạn ngữ Tây phương đã nói:’ ‘Bên nầy dãy núi Pyrénee là sự thật, bên
kia dãy núi là giả dối’ ám chỉ cho cuộc đời, ám chỉ cho chọn lựa giữa tốt và xấu
(good and evil). Nói chung ở đây chất chứa một ‘chân dung’ hào hùng như những
người con yêu của tổ quốc (as a Young Man); Joyce tiếp tục lên tiếng để giải độc
những sai lầm với những gì mà Joyce trực diện; mặc khác đáng ra phải có một chút
‘lương tri’ trái lại phải làm cái điều ‘ngu xuẩn’. Đây cũng là lời bày tỏ quá sớm,
một trong những lời bày tỏ có tính miả mai, châm biếm để nói lên chủ đề cho một
‘chân dung’, một cái gì rõ nét giữa một con người nghệ sĩ đa tình và một cái gì
lú lẫn ở nơi ông.
‘Joyce goes on to speak of the false antinomies with
which, in such a world, he was faced; on the one hand ‘sensitiveness’ on the
other hand ‘dullness’. This too is an early indication of one of the ironically
presented motif in ‘portrait’, the distinction between the sensitive artist and
his dull.
James Joyce nhìn đời mình là một cuộc đời hào hùng (a
heroic life) với nhân vật anh hùng (Stephen Hero) . Ông cho đây là hành động phản
kháng, một cái gì ‘Nego’ của riêng ông, mà ‘nego’ là gì? –là một chối bỏ; không
nô lệ, không tôi đòi: ‘Tôi sẽ từ chối phục vụ’ mà được coi là anh hùng như một‘Chân
Dung’. (non serviam: ‘I will not serve’, as it became in ‘Portrait’(p.102).
Joyce đối diện với hai bề mặt và một bày tỏ khâm phục. Ở cuối, những cụm-từ ta
bắt chụp một khả năng đáng kể đó là sự phân tích rõ nét về cái gọi là ‘Chân
Dung’của anh hùng Dedalus. Ở phần chót chúng ta thấy một cuộc chiến nội tại ở
Stephen Dedalus là phụ dẫn cho một đối đầu xung đột; ‘Chân Dung’ một phụ dẫn
cho một độ dốc nghiêng, bị lệch lạc cần phải sửa chửa, xây dựng lại, còn hơn bị
tàn phá , do từ những kẻ đứng bên trong mà khi nào cũng đứng ngoài như người
ngoại cuộc , cái đó xuất phát từ nguyên nhân tham vọng mà ra. Nhưng chối bỏ, phủ
nhận là không phải vô-sinh, khô cằn (barren). Cái đó cũng là cái vô tưởng trong
phút chốc. Trong phần cuối của tiểu thuyết , Joyce kết một hành văn khá độc đáo
như một thông điệp; James Joyce giàn trải một số ngữ âm, từ ngữ diễn tả cái sai
lệch thoái hóa và những thứ vi nhiễm có tác hại cho đời sống xã hội. Nhờ vào đó
mà tác phẩm của Joyce thành công và sớm nổi tiếng xuyên thẳng đến quần chúng; một
kích thước, khuôn mẫu siêu tưởng nằm trong đó –như trong truyện ngắn ‘ Chết/Dead’
với lời độc thoại của Molly trong Ulysses và sự tĩnh lặng của Anna Livia
Plurabelle trong ‘ Thức tỉnh của Finnegans/Finnegans Wake’. Chứng cớ như thế
cho ta thấy được cái ‘chân dung’ của James Joyce, phân tích được một xã hội điên
rồ mà đó là mầm mống liên hợp sẽ dẫn đến hành động.
Giống như Nietzsche và Freud, Joyce lột trần bộ mặt đạo
đức giả (hoặc đương đầu) với bọn vương quyền trưởng giả. Joyce thu nạp vào những
toan tính khó khăn nhưng được cái Joyce sớm có tiếng tăm hơn những người khác, ông
thiết lập một tư duy có định nghĩa trong một nơi chốn đặc biệt bởi vì Joyce
khai thác đúng chỗ,’quê mẹ’ nơi nổi tiếng xưa nay dành cho những người hiểu biết
và có tài hùng biện, tạo tiếng vang cho một ngôn ngữ phát biểu, hai dữ kiện nêu
trên như khí cụ và là vấn đề mà Joyce đã phân tích. Lời phát biểu của James
Joyce tợ như chiếc cầu trên con kinh, nối liền sự bình thường giữa tất cả những
gì đã xẩy ra trên đất nước Ái Nhĩ Lan. Đó là bước đi của Dedalus trên những dặm
trường, những bước đi là những bước dẫm nát chế độ mà hầu như biểu lộ một cách
sống thực trong tiểu thuyết của Joyce, một hiệu năng phản ảnh được tính cách hùng
biện để được phép đối thoại, một phản biện, bất bạo động và đứng bên nhau, sự
thể nầy có tính điạ lý học mà hàm ý đưa vào lịch sử của dân tộc anh hùng.
‘Chân Dung’ từ đầu cho đến cuối với đầy đủ dẫn chứng.
Khoảng cách đó được xem như một hấp lực của quần chúng, những sự cớ nêu trên là
một dẫn giải đầy đủ qua từng trắc nghiệm trên trang sách. Ở chương III trở thành
lời thuyết giáo cho những gì lửa-điạ-ngục (hell-fire), lối diễn tả nầy ý chừng
như đất nước lầm than bởi ách thống trị; e đây cho ta một ấn tượng về lửa của Mục
Liên Thanh Đề, tuy không dính dấp vào đâu nhưng đã là lửa điạ ngục là lửa tội lỗi.
James Joyce phụ dẫn ở đây như dẫn chứng trường hợp của Arnall, người đã tự biện
minh để giải cứu đất nước vào thế kỷ 17 và chấm dứt ở chương V qua những lời dẫn
chứng (quotations) trong nhật ký của nhân vật Stephen Dedalus. Đó là điều quan
trọng trong cái việc dẫn chứng cho một tiểu thuyết bằng những lời lẽ trích dẫn
qua ngôn từ để nói lên ‘chân dung người nghệ sĩ trẻ’, người nghệ sĩ đó được nhìn
như vai trò chủ thể. Lời dẫn chứng ở đây như mở đầu cho một tuyết thuyết viết
ra (thay lời tựa)- the first quotation is the epigraph to the novel. Trong lối
viết của James Joyce được dẫn chứng qua từng nhân vật đọc lên nghe âm điệu của
thơ, qua từng giai điệu mỗi nhân vật từ thuở ấu thời cho đến tuổi trưởng thành.
Giọng điệu diễn âm trong văn phong, Joyce tạo ra sự uốn
nắn, dịu dàng và tế nhị qua cái kiểu tự do gián tiếp ‘indirect free style’ hoặc
một tâm thức trôi chảy (stream-of-consciousness) một diễm âm trong bóng mờ đứng
sau hình ảnh nhưng đã làm sống thực vai trò hoạt họa, những vấn đề nêu ra từ đây
không còn bế tắc hay mù mờ của cái bóng không hồn, James Joyce diễn âm như một
báo cáo trước quần chúng. Dù cho một phần nào đó trong tiểu thuyết cũng được
xem như là thông điệp, một lối sắp xếp chữ nghĩa khéo léo, mộng dụng ý của
Joyce để nói lên lời dẫn chứng và cũng là thông điệp truyền thông đến mọi giới,
một lời nói cảnh tỉnh đến những quốc gia có một tinh thần như thế.
Sự tương quan nầy được phân tích giữa cái gọi là ‘không
cá tính’ và cái cảm xúc vô vàn thiết tha và tế nhị đó là những gì viết về nhân
vật Stephen như một đối kháng.
Nỗi thống khổ của lửa-điạ-ngục được miêu tả ở chương
III là đưa lên hai thể loại – tâm lý và tinh thần. Hai thứ nêu trên là cái sự vô
biên và bao quát, một điều khó tin trong những gì phát triển rộng lớn và những thay đổi
không ngừng và; tất cả những gì tồi tệ nhất sẽ không bao giờ là mãi mãi được nối
tiếp mà chỉ có sự thật phát ra từ một tâm-như thật.
Một sự mỉa mai trong chân dung/Irony in Portrait. Joyce
cho đây là điều cần phải suy xét; bởi người ta cho rằng tiểu thuyết viết về ‘Chân
Dung Người Nghệ Sĩ Trẻ’ với nhân vật mà tác giả đưa ra là có ý mỉa mai, nhạo báng
xã hội đương thời, trong lúc cả nước đang rơi vào cảnh nhiễu nhương. Để cuối cùng
thấy được chân tướng của Stephen trong vai trò mà Joyce mượn để chia sẻ, song
le; dưới những con mắt phê bình chủ quan vẫn cho rằng trong tác phẩm chứa đựng
sự tự mãn hoặc một cái gì bỉ ổi trong đó; quả thật đây là một nhầm lẫn lớn lao
‘great mistake’ mà Joyce đã để lại trong tác phẩm của mình. Từ đó James Joyce
thật sự xa lánh mọi người, ông bỏ đi với đôi tay không khí giới, với một mẫu bánh
mì kẹp vào một lý thuyết thẩm mỹ khô khan; về sau vô phương cứu chửa ông trở thành
lao công ở những vùng đồi núi xa xôi, thỉnh thoảng ‘sản xuất’ một vài bài thơ
nhỏ như chuột rúc, tự dâng tặng cho chính mình một cách trân qúy tợ như một thằng
hề. Lòng hoài vọng ngu xuẩn vẫn không buông tha trong người của James Joyce. Ông
chỉ để tâm vào sự kiêu hãnh, hầu như đó không phải là điều tự nhiên như mọi người
đã nghĩ và làm và ông không nương lòng trong việc thực hiện một tác phẩm, ấy là
điều không thể chấp nhận cho một lương tri người viết, mà xây dựng ngoài nền tảng
luân lý, đạo đức.
Điều hẳn nhiên chúng ta chỉ cần nhìn vào cái vóc dáng
của Stephen để lên án, hãy cắt bỏ những gì không cần thiết mà tiếp tục đi sâu vào
tiểu thuyết ‘Ulysses’ để thừa nhận rằng Joyce đã cung cấp cho chúng ta một phần
của tình yêu: yêu người và yêu đời vì quá thiết tha mà dựng nên những cảnh không
hợp tình; cũng có thể những lời phê phán về tác phẩm ‘Chân Dung’ của Joyce như
lời thách đố, lời phê phán trở nên võ đoán vì những lý do khác. James Joyce là
người ngoan đạo nhưng không thể làm hư hại niềm tin của kẻ ngoan đạo. Một phần đay
nghiến trong chân dung là đay nghiến, mỉa mai chính ông như tính ngông của người
trai trẻ. Joyce is here providing us with a part-loving, part-ironic portrait
of himself as a (very) young man. Đây là cái nhìn mô phỏng hiện hữu của ‘vai trò’
Stephen như một sẳn lòng, còn bản thân Stephen mô phỏng hiện hữu của một vai trò
đối xử tốt cho một truyền thống dân tộc Ái Nhĩ Lan. Dĩ nhiên đây chỉ là giả
thuyết đưa ra nhưng sự việc đòi hỏi khả năng. Vậy vai trò của Stephen là gì? –là
một khởi hành lên đường, là một tự nhận. Và chính ngay Joyce, ông dựng lên vai
trò cho chính ông và so sánh như một đạo luật với lòng mong muốn. Phận sự của
nam, nữ là một đóng góp xây dựng xã hội, kinh tế và thích nghi hoàn cảnh trong
cuộc sống; đó là hoài bão của James Joyce.
‘Thời gian thay đổi và chúng ta thay đổi bởi những gì đã
thay đổi’ (Times change and we are changed by them (p.100) Chính sáng tạo của
Joyce là một sáng tạo ngôn ngữ đồng thời là một sáng tạo tư tưởng (do từ bộc phát
tư duy) chính sự cớ đó làm cho câu chuyện dính dáng đến sự mỉa mai, nhạo báng.
Có thể chúng ta cảm thấy rằng đây chỉ là một hư cấu của Stephen; hẳn nhiên là
những gì mà Joyce tạo nên là phù hợp hoàn cảnh và thời gian mà joyce đã sinh ra
và lớn lên ở quê nhà. Cho nên chúng ta bắt gặp những gì mà ông mơ ước đều không
thực hiện đưọc. Nhưng ngoài những lời châm biếm, mỉa mai còn có một nghĩa khác
là xây dựng cái tốt, loại cái xấu. Công việc có tính đơn thuần, giản đơn nhưng
có thể phát sinh một sự lý hỗn tạp trong xã hội Ái Nhĩ Lan.
Do từ tiêu đề ‘Chân Dung’ mà gây một tác động mãnh liệt
ở chỗ ‘mỉa mai’. Tạo dựng một sự khác biệt giữa cái gì liên can cá tính của
Joyce và những gì liên can đến tác phẩm của ông trước đây. Hai dữ kiện nầy có một
tương quan gần gũi của họa và văn vì đó không có gì là khó khăn cho một ý niệm
về nghệ thuật chân dung, nhưng ở đây chân dung được ‘vẽ’ lên cái mặt thực chớ
không vẽ thực một hình ảnh sống thực như những nhà chuyên nghiệp khác. Thiết tưởng
chân dung là cái gì đích thực, một cái mỉa mai cao qúy của Joyce, không những còn
là sự chiếu sáng vào con người tuổi trẻ, nhưng ở những câu mở đầu truyện hay bằng
bất cứ lối vào truyện đều đặc dưới câu truyện như một giả thuyết về sự khai phóng
cho văn chương (và trong hội họa) bằng một cái khung thực tế.
James Joyce đã làm nên một tác phẩm dù đứng dưới một lăng
kính nào, nhưng tác phẩm của Joyce là một tiềm năng xoi mòn cái gì là thống trị
và bị trị. Tập truyện ‘Chân Dung Người Nghệ Sĩ Trẻ’ vẫn còn là định mức cho hôm
nay, dẫu sao lý thuyết của câu chuyện vẫn không ngoài ý nghĩa của một người thiết
tha yêu nước, yêu người, là hoài bão, là ước mơ không ngoài mục đích nào hơn. Đó
là tinh thần được coi như anh hùng trẻ tuổi qua chân dung của một người nghệ sĩ.Trong
vai trò cũng như trong cuộc đời của James Joyce.
VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab. vàothu. 9/2012)
SÁCH ĐỌC: ‘A
Portrait of the Artist as a Yong Man’ by James Joyce. Penguin Books Canada.
Toronto 2003.
* James Joyce : Nhà văn, nhà thơ ,Truyện ngắn,truyên dài.
Sanh: Feb. 2 1882 ở Dublin. Ireland. Chết: Jan 13 1941 ở Zurich. Đức quốc.
- Tập thơ đầu
tay 1907 : ‘Chamber Music/Phòng Nhạc’.
- Chuyện ngắn
1914: ‘Dubliners/Dân Dublin’.
- Tiểu thuyết đáng
kể 1916: ‘A Portrait of the Artist as a Young Man/ Chân Dung Người Nghệ Sĩ như
Người Đàn Ông Trẻ’
- Kịch:
‘Exiles/Lưu Đày’1918.
- Tập truyện
Ulysses 1914. Nổi tiếng thế giới. Phát hành ở Pháp 1922.
- Tập truyện tâm
sinh lý 1914: ‘Finnegans Wake/Trở Giấc’. Phát hành 1939.
(X) Hình chụp James Joyce lấy từ bià sách: A Portrait
of the Artist as a Young Man.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét