Tại răng mà gọi làng Chuồn ?
Chỗ mô con gái ở truồng leo cau ?
Thôi thôi chẳng dám lau chau
Xin cô nhận một cơi trầu làm quen.
***
Vì răng tên gọi làng Chuồn
Bởi vì nơi nớ cá chuồng tuyệt ngon
Cá kho xơ mít trộn thơm
Ăn no cành bụng chết cơm mấy nồi
Chỗ mô con gái ở truồng leo cau ?
Thôi thôi chẳng dám lau chau
Xin cô nhận một cơi trầu làm quen.
***
Vì răng tên gọi làng Chuồn
Bởi vì nơi nớ cá chuồng tuyệt ngon
Cá kho xơ mít trộn thơm
Ăn no cành bụng chết cơm mấy nồi
Đường về làng Chuồn
Tên làng Chuồn là cách nói tiếng Nôm của làng An Truyền, một ngôi làng cổ có lịch sử hơn 600 năm. Làng cách Huế khoảng 10 km theo hướng đông bắc, gần phá Tam Giang. Làng nhiều người học giỏi và thành đạt, nhiều món ngon. Nổi tiếng nấu rượu và làm bánh tét. Ấn tượng nhất là ngôi đình được xây dựng từ khi lập làng, sau mấy trăm năm được tôn tạo, tu sửa, đình vẫn giữ được nét trang nghiêm bề thế với lối kiến trúc triều Nguyễn, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa của quốc gia. Hiện làng có chừng 300 người làm nghề với hơn 100 lò rượu gia đình suốt ngày đêm đỏ lửa. Không khí xóm nấu rượu gần đình làng không hề yên tĩnh, mùi rượu cứ thoang thoảng ra tận đầu ngõ. Đến thăm các lò rượu mới thấy, để có một mẻ rượu ngon, người làng Chuồn đã dồn bao công khó, cần mẫn làm lụng và nhất là cái tâm của người làm nghề được tiếp truyền từ bao thế hệ nay. Như để giữ cái "thương hiệu" của làng nghề. Tôm cá vùng này cũng nổi tiếng thơm ngon. Có người cho rằng nhờ vào nguồn nước, thổ nhưỡng và địa hình của làng với nhiều ao, hồ, gần đầm phá. Có thể điều đó cũng lý giải được một phần vì sao rượu làng Chuồn có hương vị đặc trưng, không lẫn được giữa cơ man các loại rượu dân gian khắp Huế. Giải thích vì sao mà rượu làng Chuồn có hương vị khá riêng như vậy, cụ Nguyễn Văn Rạng 72 tuổi, gia đình trải 3-4 đời làm nghề nấu rượu cho biết: Thứ nhất là nhờ nguồn nước tại làng. Thứ hai rượu ngon phải biết cách chọn gạo, phải là gạo thơm.
Tên làng Chuồn là cách nói tiếng Nôm của làng An Truyền, một ngôi làng cổ có lịch sử hơn 600 năm. Làng cách Huế khoảng 10 km theo hướng đông bắc, gần phá Tam Giang. Làng nhiều người học giỏi và thành đạt, nhiều món ngon. Nổi tiếng nấu rượu và làm bánh tét. Ấn tượng nhất là ngôi đình được xây dựng từ khi lập làng, sau mấy trăm năm được tôn tạo, tu sửa, đình vẫn giữ được nét trang nghiêm bề thế với lối kiến trúc triều Nguyễn, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa của quốc gia. Hiện làng có chừng 300 người làm nghề với hơn 100 lò rượu gia đình suốt ngày đêm đỏ lửa. Không khí xóm nấu rượu gần đình làng không hề yên tĩnh, mùi rượu cứ thoang thoảng ra tận đầu ngõ. Đến thăm các lò rượu mới thấy, để có một mẻ rượu ngon, người làng Chuồn đã dồn bao công khó, cần mẫn làm lụng và nhất là cái tâm của người làm nghề được tiếp truyền từ bao thế hệ nay. Như để giữ cái "thương hiệu" của làng nghề. Tôm cá vùng này cũng nổi tiếng thơm ngon. Có người cho rằng nhờ vào nguồn nước, thổ nhưỡng và địa hình của làng với nhiều ao, hồ, gần đầm phá. Có thể điều đó cũng lý giải được một phần vì sao rượu làng Chuồn có hương vị đặc trưng, không lẫn được giữa cơ man các loại rượu dân gian khắp Huế. Giải thích vì sao mà rượu làng Chuồn có hương vị khá riêng như vậy, cụ Nguyễn Văn Rạng 72 tuổi, gia đình trải 3-4 đời làm nghề nấu rượu cho biết: Thứ nhất là nhờ nguồn nước tại làng. Thứ hai rượu ngon phải biết cách chọn gạo, phải là gạo thơm.
Thật ra, ngày trước người làng Chuồn làm rượu bằng loại gạo lức đỏ đầy cám nhưng vì hoàn cảnh và điều kiện, ngày nay loại gạo này trở nên khan hiếm và đắt nên phải thay thế. Ông Rạng nhớ lại: Những năm sau giải phóng, cả nước thiếu gạo, nhiều nơi thay bằng sắn (khoai mì) hoặc mía thậm chí có nơi còn pha thêm cồn, phân urê để tăng nồng độ. Còn người làng Chuồn dứt khoát không làm thế, dĩ nhiên rượu có loại nước nhứt, nước nhì, nước ba... Tuỳ yêu cầu người tiêu dùng mà đáp ứng. Đến thăm các lò rượu, chủ nhân thường hữu hảo mời khách loại rượu tâm đắc nhất của gia đình, chỉ cần đi một vòng, mỗi nhà mỗi ly, ra về ai cũng ngây ngất.
Thực hư thế nào không biết, có người từng "uống rượu khắp thế gian" cứ buột miệng khen rượu làng Chuồn có mùi vị đầm phá...
Rượu làng Chuồn
Rượu làng Chuồn có từ lâu đời, xưa nay vẫn được xếp vào loại “đệ nhất danh tửu” của đất thần kinh. Khách về thăm Huế, trong những khi thù tạc trước đây, người Huế vẫn thường đem loại rượu này mời khách. Công đoạn chế biến thường phải mất tới 5 - 6 ngày. Cơm chín đem phơi trước khi ủ với men cũng mất 3 ngày. Cái công đoạn rải và phơi cơm cũng được chăm chút cẩn thận, cơm phải rải rời ra từng hạt và đều. Giải thích vì sao mà rượu làng Chuồn có hương vị khá riêng như vậy, cụ Nguyễn Văn Rạng, năm nay đã 72 tuổi, gia đình trải qua 3, 4 đời làm nghề nấu rượu cho biết: “Thứ nhất là nhờ nguồn nước tại làng. Rượu ngon phải biết cách chọn gạo, phải là gạo thơm. Thật ra, ngày trước người làng Chuồn làm rượu bằng loại gạo lức đỏ đầy cám nhưng vì hoàn cảnh và điều kiện càng ngày loại gạo này trở nên khan hiếm và đắt nên phải thay thế, chế biến thì không thể làm ẩu được mà phải đúng quy trình và đảm bảo chất lượng”. Bác Rạng nhớ lại: “Những năm sau giải phóng, cả nước thiếu gạo nhiều nơi khác thay bằng sắn (khoai mì) hoặc mía, thậm chí có nơi còn pha thêm cồn, phân urê để tăng nồng độ. Còn người làng Chuồn dứt khoát không làm thế, dĩ nhiên rượu có loại nước nhứt, nước nhì, nước ba... Tùy theo yêu cầu của người tiêu dùng mà đáp ứng”. Đến thăm các lò rượu bao giờ chủ nhân cũng hữu hảo mời khách bằng chính loại rượu tâm đắc nhất của gia đình, chỉ cần đi một vòng, mỗi nhà mỗi ly, ra về ai cũng ngây ngất. Thực hư thế nào không biết, có người từng “uống rượu khắp thế gian” cứ buột miệng khen rượu làng Chuồn là trong rượu có mùi vị đầm phá...
Nhạc sĩ Văn Cao trong một lần về Huế được anh em văn nghệ cố đô đưa đi chơi suốt đêm trên sông Hương, phá Tam Giang và nhâm nhi rượu làng Chuồn. Trong cảnh sắc khói sương huyền hoặc trên sông nước, nhạc sĩ vẫn với dáng vẻ chậm rãi, từ tốn nhưng không dấu được sự hào hứng khi cầm chén rượu rồi đưa ra nhận xét thật ngắn theo kiểu rất Văn Cao: “Được... Dày!...” Chỉ một cái gật gù, ngắn gọn trong buổi tao ngộ ấy nhưng những người bạn văn Huế đều cảm thấy vui vì dễ gì mà bậc “danh trấn giang hồ” trong việc thẩm định rượu lại “chịu” được cái mùi vị rượu làng Chuồn, trong câu chuyện thỉnh thoảng người nấu rượu vẫn tự hào: “Khó như ông Văn Cao mà còn chấm rượu làng Chuồn, huống chi...” Vâng, chắc chắn trong cuốn sử ký của làng, chuyện này phải được ghi lại một cách trân trọng.
Mùa thu tế.
Tháng Bảy âm lịch, trời Huế vào thu. Hoa địa lan bắt đầu nở hồng trong ngôi vườn quê. Những áp thấp nhiệt đới. Những cơn bão xa có khi làm bầu trời Huế tưởng như chùng lại, thấp hơn. Những đám mây màu trắng, những đám mây màu xám đan chen nhau sà xuống gần đỉnh núi Kim Phụng. Bạn bè ngỡ ngàng nói với nhau: Rứa là mùa thu tế đã về! Tuổi thơ những làng quê thuộc thế hệ chúng tôi gắn liền với bốn mùa cảnh quan đồng nội. Thiết thân với những sinh hoạt hội hè đình đám quanh làng. Nhưng có lẽ ấn tượng sâu đậm nhất trong tình cảm mỗi người vẫn là mùa thu tế. Xuân Thu nhị kỳ, mỗi năm có hai lần tế lễ, nhưng nổi lên vẫn là lễ tế mùa thu, tháng Bảy âm lịch. Mỗi làng đều chọn cho mình một ngày âm lịch trong tháng Bảy để tiến hành lễ tế. Như làng Diên Trường, gần cửa Thuận An coi ngày tốt mỗi năm, có khi là ngày 12, có khi là ngày 14. Năm nay, làng Thanh Thủy Chánh, nơi có danh thắng cầu Ngói Thanh Toàn tế ngày 3 với nghi lễ trang trọng, lần đầu tiên sau mấy mươi năm có tổ chức lễ nghinh thần, tống thần. Làng An Hòa, Dưỡng Mong, An Truyền (thường gọi là làng Chuồn) thường tiến hành lễ tế vào ngày 16... Tùy theo tính truyền thống, đặc điểm văn hóa, tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi nơi mà thực hiện quy mô tổ chức lễ tế. Nhưng dù quy mô, hình thức nào đi nữa, tựu trung thu tế là ngày hội của dân làng với ý thức sâu xa muôn thuở là xiễn dương, bày tỏ lòng biết ơn, ngợi ca ân đức tiền nhân, những vị khai canh, khai khẩn, chư vị thần hoàng, những đấng khuất mặt khuất mày...đã đem hết công sức tạo nên làng xóm ban đầu và làm cho người dân an cư lạc nghiệp từ đời này sang đời khác.
Rượu làng Chuồn có từ lâu đời, xưa nay vẫn được xếp vào loại “đệ nhất danh tửu” của đất thần kinh. Khách về thăm Huế, trong những khi thù tạc trước đây, người Huế vẫn thường đem loại rượu này mời khách. Công đoạn chế biến thường phải mất tới 5 - 6 ngày. Cơm chín đem phơi trước khi ủ với men cũng mất 3 ngày. Cái công đoạn rải và phơi cơm cũng được chăm chút cẩn thận, cơm phải rải rời ra từng hạt và đều. Giải thích vì sao mà rượu làng Chuồn có hương vị khá riêng như vậy, cụ Nguyễn Văn Rạng, năm nay đã 72 tuổi, gia đình trải qua 3, 4 đời làm nghề nấu rượu cho biết: “Thứ nhất là nhờ nguồn nước tại làng. Rượu ngon phải biết cách chọn gạo, phải là gạo thơm. Thật ra, ngày trước người làng Chuồn làm rượu bằng loại gạo lức đỏ đầy cám nhưng vì hoàn cảnh và điều kiện càng ngày loại gạo này trở nên khan hiếm và đắt nên phải thay thế, chế biến thì không thể làm ẩu được mà phải đúng quy trình và đảm bảo chất lượng”. Bác Rạng nhớ lại: “Những năm sau giải phóng, cả nước thiếu gạo nhiều nơi khác thay bằng sắn (khoai mì) hoặc mía, thậm chí có nơi còn pha thêm cồn, phân urê để tăng nồng độ. Còn người làng Chuồn dứt khoát không làm thế, dĩ nhiên rượu có loại nước nhứt, nước nhì, nước ba... Tùy theo yêu cầu của người tiêu dùng mà đáp ứng”. Đến thăm các lò rượu bao giờ chủ nhân cũng hữu hảo mời khách bằng chính loại rượu tâm đắc nhất của gia đình, chỉ cần đi một vòng, mỗi nhà mỗi ly, ra về ai cũng ngây ngất. Thực hư thế nào không biết, có người từng “uống rượu khắp thế gian” cứ buột miệng khen rượu làng Chuồn là trong rượu có mùi vị đầm phá...
Nhạc sĩ Văn Cao trong một lần về Huế được anh em văn nghệ cố đô đưa đi chơi suốt đêm trên sông Hương, phá Tam Giang và nhâm nhi rượu làng Chuồn. Trong cảnh sắc khói sương huyền hoặc trên sông nước, nhạc sĩ vẫn với dáng vẻ chậm rãi, từ tốn nhưng không dấu được sự hào hứng khi cầm chén rượu rồi đưa ra nhận xét thật ngắn theo kiểu rất Văn Cao: “Được... Dày!...” Chỉ một cái gật gù, ngắn gọn trong buổi tao ngộ ấy nhưng những người bạn văn Huế đều cảm thấy vui vì dễ gì mà bậc “danh trấn giang hồ” trong việc thẩm định rượu lại “chịu” được cái mùi vị rượu làng Chuồn, trong câu chuyện thỉnh thoảng người nấu rượu vẫn tự hào: “Khó như ông Văn Cao mà còn chấm rượu làng Chuồn, huống chi...” Vâng, chắc chắn trong cuốn sử ký của làng, chuyện này phải được ghi lại một cách trân trọng.
Mùa thu tế.
Tháng Bảy âm lịch, trời Huế vào thu. Hoa địa lan bắt đầu nở hồng trong ngôi vườn quê. Những áp thấp nhiệt đới. Những cơn bão xa có khi làm bầu trời Huế tưởng như chùng lại, thấp hơn. Những đám mây màu trắng, những đám mây màu xám đan chen nhau sà xuống gần đỉnh núi Kim Phụng. Bạn bè ngỡ ngàng nói với nhau: Rứa là mùa thu tế đã về! Tuổi thơ những làng quê thuộc thế hệ chúng tôi gắn liền với bốn mùa cảnh quan đồng nội. Thiết thân với những sinh hoạt hội hè đình đám quanh làng. Nhưng có lẽ ấn tượng sâu đậm nhất trong tình cảm mỗi người vẫn là mùa thu tế. Xuân Thu nhị kỳ, mỗi năm có hai lần tế lễ, nhưng nổi lên vẫn là lễ tế mùa thu, tháng Bảy âm lịch. Mỗi làng đều chọn cho mình một ngày âm lịch trong tháng Bảy để tiến hành lễ tế. Như làng Diên Trường, gần cửa Thuận An coi ngày tốt mỗi năm, có khi là ngày 12, có khi là ngày 14. Năm nay, làng Thanh Thủy Chánh, nơi có danh thắng cầu Ngói Thanh Toàn tế ngày 3 với nghi lễ trang trọng, lần đầu tiên sau mấy mươi năm có tổ chức lễ nghinh thần, tống thần. Làng An Hòa, Dưỡng Mong, An Truyền (thường gọi là làng Chuồn) thường tiến hành lễ tế vào ngày 16... Tùy theo tính truyền thống, đặc điểm văn hóa, tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi nơi mà thực hiện quy mô tổ chức lễ tế. Nhưng dù quy mô, hình thức nào đi nữa, tựu trung thu tế là ngày hội của dân làng với ý thức sâu xa muôn thuở là xiễn dương, bày tỏ lòng biết ơn, ngợi ca ân đức tiền nhân, những vị khai canh, khai khẩn, chư vị thần hoàng, những đấng khuất mặt khuất mày...đã đem hết công sức tạo nên làng xóm ban đầu và làm cho người dân an cư lạc nghiệp từ đời này sang đời khác.
Đình làng An Truyền tổ chức Lễ thu tế hàng năm
Bây giờ, tuy đã lớn khôn, đã trải qua nhiều thăng trầm, buồn vui trước cuộc đời vốn nhiều đa đoan, hệ lụy. Nhưng hằng năm cứ vào “tháng Bảy nước nhảy lên bờ” thì lòng tôi lại cứ bâng khuâng nghĩ về mùa thu tế. Con em dân làng dù thành phần nào trong xã hội khi đi làm ăn, sinh sống tứ xứ trong nước, hải ngoại...đều mong được trở lại quê nhà trong ngày làng tế. Không về được thì gửi tiền bạc hoặc gửi lễ vật về dâng cúng. Lễ vật có khi là áng thờ sơn son thếp vàng, có khi là đồ bát bửu, bộ tam sự bằng đồng, mâm cau trầu rượu...Qua lễ vật, tấm lòng những người xa xứ muốn gửi gắm biết bao nguồn thương yêu thiêng liêng tới miền đất mình đã từng một thời chôn nhau cắt rốn, đã từng đắm hồn trong âm thanh chiêng trống, trong ngào ngạt hưong trầm, hoa lá, trong bàng bạc trăng sương thu...
Theo đà phát triển của đất nước, nhiều mỹ tục mới đã được hình thành trong ngày thu tế. Một số đình làng với truyền thống lịch sử, văn hóa của mình trong những năm tháng dựng nước, giữ nước đã được Nhà nước công nhận là di sản văn hóa quốc gia. Hòa chung vào các nghi lễ truyền thống từ xa xưa để lại, nhiều làng đã tổ chức trao học bổng, quà tặng cho các em học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó; biểu dưong những gia đình hòa thuận, hạnh phúc, nuôi con khỏe, dạy con ngoan.. trước sân đình trong không khí trang nghiêm lễ tế. Hồn nước, tình dân, nghĩa khí làng xã từ khung cảnh trang trọng ấy dường như đang góp phần ươm mầm, nuôi dưỡng nhân cách, tâm hồn tuổi thơ nhiều thế hệ thấm nhuần câu ‘uống nước nhớ nguồn’. Câu “uống nước nhớ nguồn” rất đơn giản nhưng thể hiện cho chu toàn thực không phải dễ.
Bây giờ, tuy đã lớn khôn, đã trải qua nhiều thăng trầm, buồn vui trước cuộc đời vốn nhiều đa đoan, hệ lụy. Nhưng hằng năm cứ vào “tháng Bảy nước nhảy lên bờ” thì lòng tôi lại cứ bâng khuâng nghĩ về mùa thu tế. Con em dân làng dù thành phần nào trong xã hội khi đi làm ăn, sinh sống tứ xứ trong nước, hải ngoại...đều mong được trở lại quê nhà trong ngày làng tế. Không về được thì gửi tiền bạc hoặc gửi lễ vật về dâng cúng. Lễ vật có khi là áng thờ sơn son thếp vàng, có khi là đồ bát bửu, bộ tam sự bằng đồng, mâm cau trầu rượu...Qua lễ vật, tấm lòng những người xa xứ muốn gửi gắm biết bao nguồn thương yêu thiêng liêng tới miền đất mình đã từng một thời chôn nhau cắt rốn, đã từng đắm hồn trong âm thanh chiêng trống, trong ngào ngạt hưong trầm, hoa lá, trong bàng bạc trăng sương thu...
Theo đà phát triển của đất nước, nhiều mỹ tục mới đã được hình thành trong ngày thu tế. Một số đình làng với truyền thống lịch sử, văn hóa của mình trong những năm tháng dựng nước, giữ nước đã được Nhà nước công nhận là di sản văn hóa quốc gia. Hòa chung vào các nghi lễ truyền thống từ xa xưa để lại, nhiều làng đã tổ chức trao học bổng, quà tặng cho các em học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó; biểu dưong những gia đình hòa thuận, hạnh phúc, nuôi con khỏe, dạy con ngoan.. trước sân đình trong không khí trang nghiêm lễ tế. Hồn nước, tình dân, nghĩa khí làng xã từ khung cảnh trang trọng ấy dường như đang góp phần ươm mầm, nuôi dưỡng nhân cách, tâm hồn tuổi thơ nhiều thế hệ thấm nhuần câu ‘uống nước nhớ nguồn’. Câu “uống nước nhớ nguồn” rất đơn giản nhưng thể hiện cho chu toàn thực không phải dễ.
Về làng An truyền trong ngày thu tế, tôi thường nhìn ngắm các hưong án của các họ tộc trước đình làng, những cổng tam quan rợp cờ ngũ sắc đầu xóm trên suốt dọc đường từ đình ra Đồng Miệu, nơi diễn ra lễ nghinh, tống thần làng vào đình làng trước và sau lễ chánh tế. Đám rước dài với các kiệu lễ, tứ linh, cờ xí, binh khí, lỗ bộ...Đám rước như bồng bềnh trong âm hưởng kèn trống, chiêng. Trong âm hưởng điệu thài của ban tư văn ngân lên hạo khí đất trời. Về làng trong ngày thu tế, chợt bâng khuâng nhớ bạn bè một thuở. Cái thuở “ Trẻ con làng thường có giấc ngủ vui. Khi lăn lóc trước sân đình thu tế. Khi bụi bặm đụn rơm vàng hương lúa. Khi trên cầu thanh thản ngọn nồm khuya...”. Cái thuở trong khi chờ làng hành lễ, lần đầu tiên cùng bằng hữu biết nâng ly rượu Chuồn và thưởng thức bánh tét, bánh khoái cá kình... thẩm đẩm hương vị quê hương vùng đầm phá. Mùa thu tế! Sống hoài trong tâm thức tôi hình ảnh chuông chùa ngân đồng làng thơm hương cốm. Rạo rực giữa cõi nhớ tôi âm ba hồi trống đình giục vầng trăng về xóm, những câu thài thay tiếng mẹ ru nôi. Rất thương yêu. Mùa thu tế. Xin biết ơn làng!
______________________________
Làng Chuồn với món bánh xèo cá kình
làng Chuồn - nơi duy nhất có món bánh xèo cá kình tươi độc đáo.
Con đường quê đi giữa đôi bờ ruộng lúa. Không gian trải ra bát ngát cho ta cảm giác thư thái yên bình. Con đường liên xã đã được trải nhựa bon bon, nhưng rất tiếc nó còn hẹp quá, chỉ một làn xe hơi. Nếu có xe 4 bánh nào đi ngược chiều thì một trong hai chiếc phải tìm chỗ khép nép dừng tránh. Sau một hồi cuốc bộ, chúng tôi đến Đình làng Chuồn. Đình làng gắn liền với sự ra đời của làng cổ An Truyền (tên nôm là làng Chuồn), là nơi diễn ra những sinh hoạt văn hoá tinh thần của dân làng. Đình đã được Nhà nước công nhận là Di tich lịch sử văn hoá vào ngày 15/10/1994. Cho đến bây giờ đình vẫn giữ được kiểu kiến trúc xa xưa và nằm lặng lẽ dước bóng đa râm mát. Gần đình, chếch về hướng bờ sông là chợ làng Chuồn. Ngôi chợ làng be bé là nơi mua mua bán bán trao đổi của cả làng. Thực phẩm tươi ở đây thật ngon, nhất là rau và cá. Rau ở trong làng cắt ra bán, cá dưới bến sông gánh lên… Rau muống xanh um non mướt chỉ có 1000 đồng một bó. Cá kình bằng hai ngón tay tươi rói chỉ có 4.000 đồng một lạng. Ở đây người ta còn bán cả bột mì, bột năng đã nhồi sẵn (để nấu chè, làm bánh - thật tiện). Đặc sản của Huế là các món bánh và chè làm từ bột mà. Thấy chúng tôi ngạc nhiên, cô bán bột kể, có nhiều người còn đặt mua cả mấy ký lô bột nhồi sẵn để chở về Sài Gòn. Ừ, ở Sài Gòn thì vụ nấu chè làm bánh này mấy bà nội trợ thường phải mua bột khô về và tự nhồi bột lấy. Mà công đoạn nhồi bột đòi hỏi phải có thời gian và có tay nghề, vì vậy đa số dân SG chỉ mua chè bánh đã nấu sẵn về ăn mà khỏi mất công làm. Từ xưa đến giờ, phụ nữ dưới quê luôn vất vả cực nhọc hơn phụ nữ thành phố. Ở quê, người ta không nệ hà cực khổ, không tiếc công,...
Mục đích của chúng tôi tìm đến làng Chuồn là vì món “bánh xèo cá kình”. Cả ngôi chợ bé tẹo mà có đến 5 quày bán món này. Chủ hàng ngồi bên trong quày, bên phải là một dãy bếp dầu với những chiếc khuôn bánh tròn và trẹt có đường kính chưa đầy gang tay. Chỉ cần tráng qua tí mỡ nước, bỏ vào 2 - 3 con cá kình và một vá bột gạo trắng tinh không pha chế. Người bán uyển chuyển lắc cổ tay là đã phủ đều khắp mặt chảo lớp bột. Đậy nắp lại, bắt lên bếp. Lần lượt chuyển sang chiếc khuôn thứ nhì, thứ ba và lặp lại động tác tráng mở, bỏ cá… Chỉ cần độ 2 phút là cá chín, lớp bột cũng vừa chay cháy giòn giòn. Lấy bánh ra đĩa để trước mặt khách cùng với chén nước mắm ớt.
BÁNH TÉT LÀNG CHUỒN
Ngoài tranh trướng liễn dân gian, làng Chuồn còn có một thành tựu trong việc gói bánh tét truyền thống của Huế. Kỹ thuật gói và nấu bánh tét phổ biến khắp các làng quê xứ Huế, ở làng Chuồn cũng không có gì khác lạ. Nhưng bánh tét làng Chuồn lại đặc biệt về vật liệu. Tại làng này từ xưa đã khoanh vùng khoảng 20 mẫu ruộng để cấy nếp ngon. Đó là loại nếp thơm, gọi tên là nếp Tây. Tài khéo làm bánh tét làng Chuồn thể hiện trong mọi khâu. Bánh ngày Tết
Trước hết là chọn nếp: nếp ngon đều hạt, giã trắng, sàng kỹ tấm cám, không lẫn gạo hay bông cỏ, hạt cát. Nếp được ngâm kỹ, vút thật sạch, để ráo nước (để bảo đảm giữ bánh được chừng nửa tháng). Lá gói bánh là lá chuối sứ không già lắm, có mặt rộng độ bền chắc. Lạt giang vót mỏng dễ cột chặt làm cho bánh ổn định hình thể, và không thấm nước nhiều làm nhão bánh. Nhụy đậu xanh cũng chọn loại đậu xanh mỡ (loại hạt đậu lớn đều), ngâm vút làm nhụy sống. Mỡ lợn là loại mỡ giấy xắt thỏi dài vuông vức góc cạnh. Tiêu, hành, muối nêm vừa ướp đều trong mỡ, thêm một ít muối trộn đều trong nếp.
Khi gói thao tác khéo, để nhụy bánh nằm đúng trung tâm. Đòn bánh gói đẹp giữ vững hình trụ tròn đều, các nuộc lạt buộc khéo đều nhau. Để bánh có màu xanh tự nhiên còn phải bỏ một lượng lá “mật lục” (lá hoang ở bờ bụi có hình thùy, chót lá tóp nhỏ, thân và cành có gai thưa) vào nồi trước khi nấu. Trong quá trình nấu bánh, phải thay nước ít nhất hai lần để khỏi úa màu lá. Giữ lửa đều 12 tiếng làm cho bánh nhừ, giữ được lâu mà hạt nếp vẫn không "sống" trở lại.
Tét bánh bằng chỉ hay sợi gấc làm mặt bánh mịn màng phẳng đẹp, sắp khéo vào dĩa trông như những vầng trăng tròn tươi sáng tỏa hương. Khi ăn, ta cảm nhận vị mềm dẻo của bánh, hương thơm dịu của bánh, vị béo bùi của nhụy bánh và vị cay của tiêu hành, thành một vị tổng hòa thơm ngon, hấp dẫn.
Cá kình nấu ngót Chỉ có người Huế mới gọi con cá lớn bằng 2 -3 ngón tay là cá kình. Lúc cá chỉ bằng ngón tay hoặc nhỏ hơn, nó lại có tên là cá rò (dò, giò).
Thịt cá rò mềm - đặc biệt là cá rò ở phá Tam Giang - khiến ra đời một món mắm rất Huế là mắm rò. Căn cơ hơn nữa là mắm rò làng Chuồng của Huế. Tại răng mà gọi làng Chuồng? Thì chúng ta phải hỏi người Huế vế sau của câu ca dao này.
Phá Tam Giang sau cây lụt 1999 bị tàn phá nhiều không còn là nơi dưỡng ngư lý tưởng. Mới đây báo Lao Động còn lên tiếng cảnh báo rằng cá kình cũng như nhiều loại cá khác ở phá này sắp sửa tuyệt chủng. Cho nên có khi những tô canh cá kình nấu măng (nhất là măng giang trên đầu nguồn sông Hương) mà bạn đang ăn ở Sài Gòn giờ đây có thể là những tô canh cá kình cuối cùng chăng!
Dân gian bảo rằng cá kình ngon ở chỗ ngọt thịt, lại có bộ ruột hơi đăng đắng tuyệt hảo trị được chứng mất ngủ. Có trị được mất ngủ không chẳng biết, chứ mùa nóng này, gọi một tô canh cá kình, ngồi nhai phần đầu và ruột rồi vẻ con cá be bé không bằng hai ngón tay, thì cũng thú như những bà mẹ ngày xưa ngồi tủn mủn lể từng con ốc gạo miền Trung chỉ to bằng đầu đũa.
Cá kình trông không khác gì với con cá dò, cá dò lớn có khi bằng bàn tay, có khi nhỏ hơn một chút, mình dẹp, ruột và thịt ăn cũng đăng đắng như con cá kình Huế. Liệu có sự tương quan ngôn ngữ nào giữa cá rò và cá dò?
Nhưng dẫu sao tô canh măng chua nấu cá kình đánh bắt lên từ phá Tam Giang nó cũng tạo nên cái thần riêng. Hình ảnh của tô canh với màu vàng óng ánh liên kết với một cái phá nổi tiếng từ rất lâu trong lịch sử. Những hình ảnh này quyện lấy nhau, cộng với sự chăm chút của một tay bếp Huế chính gốc, làm cho cái ngon của tô canh bước vào hàng khanh tướng…
Lễ hội làng Chuồn (An Truyền)
làng Chuồn - nơi duy nhất có món bánh xèo cá kình tươi độc đáo.
Con đường quê đi giữa đôi bờ ruộng lúa. Không gian trải ra bát ngát cho ta cảm giác thư thái yên bình. Con đường liên xã đã được trải nhựa bon bon, nhưng rất tiếc nó còn hẹp quá, chỉ một làn xe hơi. Nếu có xe 4 bánh nào đi ngược chiều thì một trong hai chiếc phải tìm chỗ khép nép dừng tránh. Sau một hồi cuốc bộ, chúng tôi đến Đình làng Chuồn. Đình làng gắn liền với sự ra đời của làng cổ An Truyền (tên nôm là làng Chuồn), là nơi diễn ra những sinh hoạt văn hoá tinh thần của dân làng. Đình đã được Nhà nước công nhận là Di tich lịch sử văn hoá vào ngày 15/10/1994. Cho đến bây giờ đình vẫn giữ được kiểu kiến trúc xa xưa và nằm lặng lẽ dước bóng đa râm mát. Gần đình, chếch về hướng bờ sông là chợ làng Chuồn. Ngôi chợ làng be bé là nơi mua mua bán bán trao đổi của cả làng. Thực phẩm tươi ở đây thật ngon, nhất là rau và cá. Rau ở trong làng cắt ra bán, cá dưới bến sông gánh lên… Rau muống xanh um non mướt chỉ có 1000 đồng một bó. Cá kình bằng hai ngón tay tươi rói chỉ có 4.000 đồng một lạng. Ở đây người ta còn bán cả bột mì, bột năng đã nhồi sẵn (để nấu chè, làm bánh - thật tiện). Đặc sản của Huế là các món bánh và chè làm từ bột mà. Thấy chúng tôi ngạc nhiên, cô bán bột kể, có nhiều người còn đặt mua cả mấy ký lô bột nhồi sẵn để chở về Sài Gòn. Ừ, ở Sài Gòn thì vụ nấu chè làm bánh này mấy bà nội trợ thường phải mua bột khô về và tự nhồi bột lấy. Mà công đoạn nhồi bột đòi hỏi phải có thời gian và có tay nghề, vì vậy đa số dân SG chỉ mua chè bánh đã nấu sẵn về ăn mà khỏi mất công làm. Từ xưa đến giờ, phụ nữ dưới quê luôn vất vả cực nhọc hơn phụ nữ thành phố. Ở quê, người ta không nệ hà cực khổ, không tiếc công,...
Mục đích của chúng tôi tìm đến làng Chuồn là vì món “bánh xèo cá kình”. Cả ngôi chợ bé tẹo mà có đến 5 quày bán món này. Chủ hàng ngồi bên trong quày, bên phải là một dãy bếp dầu với những chiếc khuôn bánh tròn và trẹt có đường kính chưa đầy gang tay. Chỉ cần tráng qua tí mỡ nước, bỏ vào 2 - 3 con cá kình và một vá bột gạo trắng tinh không pha chế. Người bán uyển chuyển lắc cổ tay là đã phủ đều khắp mặt chảo lớp bột. Đậy nắp lại, bắt lên bếp. Lần lượt chuyển sang chiếc khuôn thứ nhì, thứ ba và lặp lại động tác tráng mở, bỏ cá… Chỉ cần độ 2 phút là cá chín, lớp bột cũng vừa chay cháy giòn giòn. Lấy bánh ra đĩa để trước mặt khách cùng với chén nước mắm ớt.
Mới
nghe tên cá kình tôi cứ liên tưởng đến một lọai cá thật lớn sống ở đại
dương. Nhưng ở đây cá kình chỉ cở từ 2 đến 3 ngón tay, vảy mềm thân cá
phơn phớt màu xanh biêng biếc. Người ta ăn cả xương, cả bụng, vì xương
mềm và bụng cá nhân nhẫn beo béo. Ai cũng nói: "Ăn cá kình rất buồn ngủ.
Nó giúp người ta ngủ ngon". Một chị ăn mặc khá tươm tất hớn hở mang đến
một rỗ có kình thật to, nhờ “bà chủ quán” chiên. Chị nói "Lâu lâu mới
có dịp về quê mình phải ăn cho đã hỉ". Chị Lành, “bà chủ quán” có 30 năm
trong nghề chiên bánh xèo cá kình này và được truyền nghề từ bà
mẹ chồng của chị. Chị cho biết: "Giá bán hiện nay 1000 đồng/ bánh. Nếu
khách tự mua cá đem đến cho chị chiên thì chị tính giá 7.000 một chục
cái. Họ có thể mua thêm trứng, chị sẽ múc bột ra riêng để đánh với trứng
theo yêu cầu của khách...". Những người bán bánh khẳng định: “Món bánh
ni chỉ có ở làng chuồn mà không có ở những làng khác mô!”. Vâng. Vì lẽ
ấy, có rất nhiều người xa quê, lâu lâu về, mua cả rổ cá mang đến nhờ chị
chiên để “ăn cho đã thèm”. Thấy chúng tôi chần chừ, một bà bán bánh
bảo: “Các cô không phải là dân trong làng hỉ? Chứ dân trong làng đi đâu
xa về thấy bánh là xà vào ngay, không kiềm được mô!". Chúng tôi ngồi
xuống những chiếc ghế nhỏ và gở từng miếng cá nóng hổi, chấm nước mắm,
vừa thổi vừa
ăn…. Món bánh xèo cá kình ngon thật!
Món bánh xèo cá kình ngon thật! Ngon vì cá quá tươi nên rất ngọt, ngon vì bột gạo nguyên chất chiên giòn, ngon vì nước mắm ớt mằn mặn cay cay…
Cái vị của món bánh xèo cá kình còn ngon hơn không do nếm bằng lưỡi mà được cảm nhận vì không gian chợ quê thơm thảo đậm đà và còn tình bằng hữu chân thành, thương quí… Tất cả, tất cả đều khó tìm được trong dòng chảy ào ạt của đô thị thời công nghiệp hóa.
Món bánh xèo cá kình ngon thật! Ngon vì cá quá tươi nên rất ngọt, ngon vì bột gạo nguyên chất chiên giòn, ngon vì nước mắm ớt mằn mặn cay cay…
Cái vị của món bánh xèo cá kình còn ngon hơn không do nếm bằng lưỡi mà được cảm nhận vì không gian chợ quê thơm thảo đậm đà và còn tình bằng hữu chân thành, thương quí… Tất cả, tất cả đều khó tìm được trong dòng chảy ào ạt của đô thị thời công nghiệp hóa.
BÁNH TÉT LÀNG CHUỒN
Ngoài tranh trướng liễn dân gian, làng Chuồn còn có một thành tựu trong việc gói bánh tét truyền thống của Huế. Kỹ thuật gói và nấu bánh tét phổ biến khắp các làng quê xứ Huế, ở làng Chuồn cũng không có gì khác lạ. Nhưng bánh tét làng Chuồn lại đặc biệt về vật liệu. Tại làng này từ xưa đã khoanh vùng khoảng 20 mẫu ruộng để cấy nếp ngon. Đó là loại nếp thơm, gọi tên là nếp Tây. Tài khéo làm bánh tét làng Chuồn thể hiện trong mọi khâu. Bánh ngày Tết
Trước hết là chọn nếp: nếp ngon đều hạt, giã trắng, sàng kỹ tấm cám, không lẫn gạo hay bông cỏ, hạt cát. Nếp được ngâm kỹ, vút thật sạch, để ráo nước (để bảo đảm giữ bánh được chừng nửa tháng). Lá gói bánh là lá chuối sứ không già lắm, có mặt rộng độ bền chắc. Lạt giang vót mỏng dễ cột chặt làm cho bánh ổn định hình thể, và không thấm nước nhiều làm nhão bánh. Nhụy đậu xanh cũng chọn loại đậu xanh mỡ (loại hạt đậu lớn đều), ngâm vút làm nhụy sống. Mỡ lợn là loại mỡ giấy xắt thỏi dài vuông vức góc cạnh. Tiêu, hành, muối nêm vừa ướp đều trong mỡ, thêm một ít muối trộn đều trong nếp.
Khi gói thao tác khéo, để nhụy bánh nằm đúng trung tâm. Đòn bánh gói đẹp giữ vững hình trụ tròn đều, các nuộc lạt buộc khéo đều nhau. Để bánh có màu xanh tự nhiên còn phải bỏ một lượng lá “mật lục” (lá hoang ở bờ bụi có hình thùy, chót lá tóp nhỏ, thân và cành có gai thưa) vào nồi trước khi nấu. Trong quá trình nấu bánh, phải thay nước ít nhất hai lần để khỏi úa màu lá. Giữ lửa đều 12 tiếng làm cho bánh nhừ, giữ được lâu mà hạt nếp vẫn không "sống" trở lại.
Tét bánh bằng chỉ hay sợi gấc làm mặt bánh mịn màng phẳng đẹp, sắp khéo vào dĩa trông như những vầng trăng tròn tươi sáng tỏa hương. Khi ăn, ta cảm nhận vị mềm dẻo của bánh, hương thơm dịu của bánh, vị béo bùi của nhụy bánh và vị cay của tiêu hành, thành một vị tổng hòa thơm ngon, hấp dẫn.
Cá kình nấu ngót Chỉ có người Huế mới gọi con cá lớn bằng 2 -3 ngón tay là cá kình. Lúc cá chỉ bằng ngón tay hoặc nhỏ hơn, nó lại có tên là cá rò (dò, giò).
Thịt cá rò mềm - đặc biệt là cá rò ở phá Tam Giang - khiến ra đời một món mắm rất Huế là mắm rò. Căn cơ hơn nữa là mắm rò làng Chuồng của Huế. Tại răng mà gọi làng Chuồng? Thì chúng ta phải hỏi người Huế vế sau của câu ca dao này.
Phá Tam Giang sau cây lụt 1999 bị tàn phá nhiều không còn là nơi dưỡng ngư lý tưởng. Mới đây báo Lao Động còn lên tiếng cảnh báo rằng cá kình cũng như nhiều loại cá khác ở phá này sắp sửa tuyệt chủng. Cho nên có khi những tô canh cá kình nấu măng (nhất là măng giang trên đầu nguồn sông Hương) mà bạn đang ăn ở Sài Gòn giờ đây có thể là những tô canh cá kình cuối cùng chăng!
Dân gian bảo rằng cá kình ngon ở chỗ ngọt thịt, lại có bộ ruột hơi đăng đắng tuyệt hảo trị được chứng mất ngủ. Có trị được mất ngủ không chẳng biết, chứ mùa nóng này, gọi một tô canh cá kình, ngồi nhai phần đầu và ruột rồi vẻ con cá be bé không bằng hai ngón tay, thì cũng thú như những bà mẹ ngày xưa ngồi tủn mủn lể từng con ốc gạo miền Trung chỉ to bằng đầu đũa.
Cá kình trông không khác gì với con cá dò, cá dò lớn có khi bằng bàn tay, có khi nhỏ hơn một chút, mình dẹp, ruột và thịt ăn cũng đăng đắng như con cá kình Huế. Liệu có sự tương quan ngôn ngữ nào giữa cá rò và cá dò?
Nhưng dẫu sao tô canh măng chua nấu cá kình đánh bắt lên từ phá Tam Giang nó cũng tạo nên cái thần riêng. Hình ảnh của tô canh với màu vàng óng ánh liên kết với một cái phá nổi tiếng từ rất lâu trong lịch sử. Những hình ảnh này quyện lấy nhau, cộng với sự chăm chút của một tay bếp Huế chính gốc, làm cho cái ngon của tô canh bước vào hàng khanh tướng…
Lễ hội làng Chuồn (An Truyền)
Trong
các lễ hội cổ truyền được tổ chức hiện nay ở Thừa Thiên Huế, lễ hội
Làng Chuồn (An Truyền), xã Phú An, huyện Phú Vang là một lễ hội còn giữ
được nhiều nét văn hóa cổ truyền rất đáng quan tâm tìm hiểu. Làng Chuồn
đã đi vào lịch sử dân tộc, được cả nước biết đến sau sự kiện chày vôi do
Ðoàn Trưng, Ðoàn Trực, người Làng Chuồn, dẫn thợ xây Khiêm Lăng, dùng
chày vôi làm vũ khí đang đêm vượt núi
đồi đánh vào Ðại Nội định lật đổ vua Tự Ðức, đưa Ðinh Ðạo lên ngôi.
Cũng ở làng này còn có Thượng thư Bộ Lễ Hồ Ðắc Trung đã bày cho dân làng
nghi lễ cúng tế thần Khai canh trong kỳ Thu tế hàng năm được tổ chức
trang trọng ở đình làng. Ðây là một đình làng cổ kính, khang trang vào
loại đẹp nhất ở Huế, vừa được vinh dự đón nhận bằng công nhận di tích
lịch sử văn hóa do Bộ VHTT trao tặng tháng 12/1994 vừa qua. Ðình được
xây dựng vào thế kỷ XIV. Theo văn tế làng An Truyền, ba họ tộc đầu tiên
có công khai canh làng, được tôn làm Thành hoàng là họ Hồ, Nguyễn, Ðoàn.
Ngài Hồ Quảng Lãnh, được dân làng trọng vọng gọi là Hồ Quý Công, sắc
phong Nhật báo Trung Hưng Linh Phò Ðoan Quốc Công tôn thần. Một truyền
thuyết khác liên hệ đến
Thành hoàng làng: trong một buổi sấm sét, có hai vị thiên thần, giáp
trụ sáng loáng, mang gươm giáo từ trời bay xuống, cùng nhau đấu chiến
trên nò, sáo, dân làng thấy vậy hoảng sợ nhưng chưa dám ra. Một lúc sau,
cả hai đều biến mất. Dân làng lập miếu thờ và tin rằng họ đã được hai
vị thần bảo trợ.
Lễ Thu Tế của làng gồm 3 ngày: 15, 16 và 17/7 âm lịch. Ngày 17/7 là ngày chính tế. Ngày 15/7 làm lễ trần thiết và cúng rằm, sáng sớm 16/7 làm lễ rước cung nghinh các bài vị Thành Hoàng về Tổ Ðình, sau đó là lễ an vị kế hành túc yết. Ngày 17/7, đúng 2 giờ sáng làm lễ Chánh Tế; 5 giờ sáng làm lễ tiến cung nghinh, cúng bia bạc. Hàng năm các nghi lễ ấy vẫn được dân làng tiến hành một cách trang trọng và nghiêm túc. Lễ hội Làng Chuồn có những đặc điểm nổi bật so với các lễ Tế ở các nơi khác. Lễ rước cung nghinh ba vị Thành Hoàng thờ ở Miễu giữa đồng (gọi là đồng Miễu) được cử hành rất đẹp mắt và trọng thể. Ðám rước có đủ cờ xí, lỗ bộ, kiệu lọng. Có tất cả 3 kiệu rước, sắp đặt cách xa đều nhau, có âm nhạc véo von nhịp nhàng. Ðặc sắc của đám rước là mỗi năm dân làng lại thay đổi linh vật, hoặc vật thờ cúng được đan bện, trang hoàng kỳ công, khi thì hai chim hạc, khi thì cá hóa rồng, lại có lúc là cả bộ tam sự gồm lư trầm và hai độc bình. Các nghệ nhân tài giỏi trong làng xem công việc trang hoàng cho đám rước là bổn phận thiêng liêng để họ góp công sức, tài năng nghệ thuật, cho nên các linh vật và lễ vật đã được kiến tạo rất công phu và tỉ mỉ.
Gần cuối đám rước, sau đồ lỗ bộ và kiệu là đoàn hát Thài. Thài là điệu hát chỉ dành riêng cho lễ cung nghinh. Ðám hát Thài gồm khoảng 20 người, mặc lễ phục dân tộc. Một vị bô lão xướng một câu thài 4 chữ, đam thài đọc theo, câu này tiếp câu khác, giọng ngân nga, trầm bổng, trang nghiêm. Hát thài trong đám rước cung nghinh ở làng Chuồn là một lễ tục hiếm có còn sót lại trong các đám rước Thành Hoàng ở Thừa Thiên Huế.
Ðám rước đầy màu sắc rực rỡ: màu của lễ phục cổ truyền, cờ xí đủ cỡ, đủ loại, kiệu lọng thắm tươi, các loại áo lính vàng đỏ, phản chiếu trên mặt nước hai bên bờ đê khi trời vừa hừng sáng. Quãng đường đám rước di chuyển từ Ðồng Miễu đến Ðình làng xa hơn 1 cây số, đủ khoảng không gian thênh thang cho đám rước phô bày vẻ rộn ràng đầy màu sắc. Ðám rước đi thật chậm di chuyển từng bước qua các cổng chào của các thôn xóm trong làng. Trước mỗi cổng kết hoa là bàn hương án nghi ngút khói hương trầm. Ðám rước đến trước Ðình, pháo nổ tưng bừng chào đón. Ðoàn Tư văn cúi rạp người làm lễ. Trong lễ Chánh tế, bộ phận nghi lễ thi hành đúng quy cách cổ truyền do Thượng thư Hồ Ðắc Trung truyền dạy. Nghi thức nghiêm trang của Khổng giáo đã thâm nhập từ cung đình đến dân gian. Qua ánh sáng lung linh và hương trầm ngào ngạt, bóng dáng rập ràng của những người hành lễ một cách sùng kính cho ta một ấn tượng sâu sắc về sự bảo tồn văn hóa mà ngày thường khó lòng ta được chứng kiến. Nếu ta hiểu thêm một ít về tình hình kinh tế hiện nay của Làng Chuồn, ta sẽ yêu mến làng hơn. Quanh làng vẫn còn nhiều xóm nhà tranh vách đất. Ðầm An Truyền vẫn nổi tiếng nhiều tôm cá, thế mà mức thu hoạch hiện nay vẫn chưa cao. Nhưng lòng thành tâm đóng góp cho việc tổ chức lễ hội thật đáng biểu dương. An Truyền xứng đáng là một làng văn hóa tiêu biểu. Niềm hãnh diện của dân làng đối với việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc để nâng cao tầm giá trị của một địa phương từng nổi danh trong thời quá khứ vẫn còn sức tác dụng cho đến tận hôm nay thật có lý do chính đáng vậy.
***
Thu tế làng AN TRUYỀN.
Hằng năm cứ vào trung tuần tháng 7 âm lịch, dân làng thành kính tổ chức lễ tế trời đất , tổ tiên , thường được gọi là thu tế - lễ tế vào mùa thu - trăng thanh gió mát . Điều đặc sắc của lễ thu tế làng An Truyền là từ nghi thức , trang phục .. . đã tạo được ấn tượng đẹp trong lòng mọi người , bởi tất cả đều mang dấu ấn dân tộc cổ truyền, kể từ những bước đi dâng rượu, dâng đèn theo chữ " đinh ", đến giọng ngân nga điệu " thài " ( một điệu hát bằng chữ Hán , mỗi câu có 4 chữ ) đúng nghi cách cúng lễ ngày xưa , điều này là niềm tự hào và dân làng vô cùng biết ơn ông Hồ Đắc Trung - con dân làng An truyền làm quan thượng thư bộ lễ triều Nguyễn, ông đã đem nghi thức cúng tế của triều đình truyền lại cho dân làng thân yêu của mình. Vì vậy , so với các làng quanh vùng , lễ thu tế làng An truyền tương đối hoàn chỉnh. Thu tế được tổ chức trong hai ngày : 16 và 17 tháng 7 âm lịch.
Ngày 16 , dân làng trân trọng cung nghinh bài vị của "Tiên y thánh mẫu " và " Nhị vị tôn ông " ( khai canh Hồ Quý Công và Nguyễn Quý Công ) từ miếu làng ở Đồng Miệu , sát đầm Chuồn về tổ đình và mọi nghi lễ cúng tế đều diễn ra trong không khí trang nghiêm, tôn kính tại tổ đình. Mỗi đầu xóm của làng đều dựng cổng tam quan, treo đèn kết hoa và bày hương án trang trọng, trước đình làng là hương án của 7 họ được trang hoàng lộng lẫy, uy nghiêm .
Lễ hội có một vị chánh tế làm chủ lễ, tham dự vào việc tế lễ có 5 bồi tế, 7 tộc trưởng ( làng An Truyền có 7 họ : Hồ Đắc, Nguyễn, Đoàn, Huỳnh ( Hoàng ) , Trần , Lê , Võ ), ngoài ra còn có thêm 5 văn lễ để xướng văn tế , 14 tư văn để làm công tác dâng đèn , dâng rượu lúc cúng tế, 18 người tham gia hát bài Thài, 41 lình thú và khoảng trên 200 người dân đại diện cho các gia đình trong làng, ăn mặc chỉnh tề khăn đóng áo dài tham dự với tất cả niềm vui và trong sâu thẳm tâm hồn là lòng tôn kính tri ân . Dân làng đi hành hương ( dâng cúng ) lễ vật từ chiều ngày 16, con dân làng ở xa trong cả nước cũng về dự thu tế , nếu không về được thì cũng gởi lễ vật hoặc tiền bạc bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên , tình cảm dành cho quê hương .
Đêm 16 , trời trong trăng sáng , mát mẻ , già trẻ trai gái trong làng đều thức để hòa mình vào niềm vui chung của làng nước, bà con phương xa về cúng tổ tiên, thăm quê hương, vui vầy hàn huyên tâm sự và thú vị hơn là được nhấm nháp rượu ngon nổi tiếng làng Chuồn, thưởng thức đặc sản quê nhà : lát bánh tét dẻo thơm và nhón nhén nhai bánh khoái cá kình lạ miệng .
Hồi trống đình giục vầng trăng về xóm
Chuông chùa ngân đồng làng thơm hương cốm
Những câu thài thay tiếng mẹ đưa nôi .
Lễ tế bắt đầu vào lúc 2 giờ khuya ngày 17 âm lịch, khi trời chưa mờ sáng , đây là thời điểm thiêng liêng nhất của đất trời , dân làng háo cùng nhau tề tựu quanh đình làng tham dự lễ tế. Trong sự tĩnh lặng của một ngày mới , tiếng trống , kèn và điệu hát Thai vang lên kỳ ảo với những lời lẻ chí tình tha thiết báo đáp ơn đất trời, ơn các vị khai canh và cả những người con của làng học hành đỗ đạt đem lại sự vinh hiễn cho làng, niềm tự hào cho bà con và là tấm gương sáng cho con cháu lớp sau noi theo. Sau bài văn tế và 3 tuần rượu, người tư văn cắt một vuông thịt trên sườn bò để vào chiếc mâm đồng sáng loáng và trân trọng trao cho vị chánh tế, đây là lộc của thần , của tổ tiên tặng cho dân làng mà vị chánh tế là đại diện , lộc này cũng tượng trưng cho lời chúc phúc được mùa , làm ăn phát đạt , sức khỏe dồi dào, ấm no hạnh phúc, mọi người an vui. Khi mọi nghi thức cúng tế xong, bài văn tế sẽ được đốt ở trước tổ đình để biểu thị cho tấm lòng thành kính của người dân làng đang quyện theo mây gió , trầm hương về với người thân yêu đã khuất bóng. Trong không khí trang nghiêm huyền bí này , dân làng lặng im tưởng niệm ..
Lúc trời rạng sáng , vào khoảng độ từ 4 đến 5 giờ sáng, đám rước bắt đầu, dân làng trân trọng tiễn đưa " Tiên y thánh mẫu " và " Nhị vị tôn ông " về lại miếu làng, đám rước rầm rộ , đoàn người áo thụng , cờ lọng rợp trời nối bước nhau trên bờ đê nhỏ in bóng xuống mặt nước đầm Chuồn rất nghệ thuật , sinh động ., dân làng nối gót theo sau trang nghiêm hòa trong tiếng trống , kèn..nghe bâng khuâng ...Với khung cảnh và không khí này , người và người như xích lại gần nhau hơn , thương yêu nhau hơn và thầm dặn lòng đoàn kết nhau để quyết tâm xây dựng làng văn hóa tốt , ngày càng phát triển , nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. ***
Tranh làng Chuồn Giữa thế kỷ XV, đời vua Lê Thánh Tông. Địa vực của làng là một vùng đất ruộng thấp ven một dải đầm nước lợ, nay thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang, cách Huế chừng 9 km về hướng Đông Bắc Cư dân nơi đây làm nghề nông, nghề cá sông đầm, và một số nghề phụ khác, nổi bật là nghề làm trướng - liễn giấy, nghề nấu rượu và gói bánh Tét.
Tranh trướng - liễn giấy làng Chuồn:
Trướng - liễn giấy làng Chuồn là một loại vật phẩm để trang trí nhà cửa trong dịp Tết đầu năm của dân gian Huế và miền Trung. Sản phẩm chỉ bán vào dịp cuối năm, công việc của nghệ phụ này được tiến hành sau vụ thu hoạch đông xuân.
Vào thế kỷ trước, trướng liễn giấy làng Chuồn được in trên giấy dó thô do làng Đốc Sơ sản xuất, hoặc loại sang hơn được in trên giấy điều (đỏ) lấm tấm nhũ vàng của người Tàu. Từ khi báo chí phổ biến, trướng liễn được in trên giấy báo cũ. Giấy báo được nhuộm màu, bôi lên nhiều lớp, cắt theo kích thước vừa phải của bước y môn treo ngang, hay trướng liễn treo dọc. Màu sắc nền là “lòng điều, kế lục, chỉ vàng”, trên đó được in chữ và họa tiết trang trí.
Liễn giấy làng Chuồn có 2 loại chính: liễn bông, một bộ phận gồm 4 bức in hoa theo kiểu tranh tứ bình: mai, lan, cúc, trúc. Liễn chữ mỗi bộ gồm 3 bức: một bức đại tự cách điệu chữ Phúc, Lộc hay Thọ treo ở giữa và 2 liễn giấy hai bên.
Bức đại tự được in ngửa ván lấy đường nét viền của chữ, rồi vẽ thêm các hình bát tiên hoặc tứ linh bằng màu vàng, xanh, nổi bật trên nền đỏ. Đường biên lục bồi phía ngoài, được trang trí kiểu thức bát bửu cổ đồ, in theo dải, chồng lên nhau nhiều lượt hơi so le để nổi bật nét viền nhiều màu. Liễn bông và liễn câu đối thì gắn các khuôn in lên một thanh nẹp cố định in úp ván, một màu hay xen kẽ nhiều màu trong mỗi lần in. Xong còn tô vẽ đường viền màu quanh chữ. Ngoài ra, còn có loại “y môn” treo ngang làm diềm che trước hoặc sau bàn thờ, hoặc ở các gian phụ. Kiểu thức in là “lưỡng long triều nguyệt” như các y môn vải, cũng có tua dải mũi đao, chia bức y môn thành 3 ô trang trí.
Tất cả được in và vẽ nét viền xong, lại được bồi thêm cho dày, xén ngay ngắn, cuối cùng gắn qua khe tre ở hai đầu trên dưới nếu là liễn trướng, và gắn thanh trục ngang phía trên, nếu là y môn. Tùy ý thích mà người mua chọn câu đối này hay câu đối khác, nội dung thường thể hiện niềm cầu mong phúc đức, thịnh vượng, đề cao đạo hiếu, hay ca ngợi cảnh sắc đầu xuân.
Hiện nay, do đời sống khá giả hơn, dân gian ít dùng chất liệu đơn giản này, mà chọn những y môn thêu, đối liễn chạm gỗ, nên nghề làm trướng liễn giấy làng Chuồn chỉ còn lại vài ba nhà duy trì nghề nghiệp cha ông, đáp ứng nhu cầu trang trí bàn gia tiên mộc mạc của những ngôi nhà tranh vách đất ngày càng hiếm dần.
***
Tranh làng Chuồn
Tranh trướng, liễn giấy làng Chuồn thuộc dòng tranh mộc bản truyền thống của người Việt. Tranh làm bằng giấy dó hoặc giấy điều, bồi thành tấm theo nguyên tắc "lòng đỏ, biên lục, mép xanh". Tranh thường được dùng trang trí nơi thờ phụng tổ tiên hoặc làm rèm trước và sau bàn thờ.
Người ta biết đến làng Chuồn không chỉ qua sản phẩm rượu tăm đậm đà, qua bánh tét, nếp thơm, qua nghề làm nón thủ công truyền thống nổi tiếng,... mà còn qua nghề tranh dân gian tồn tại mấy trăm năm nay: nghề làm trướng, liễn giấy. Sản phẩm thường được bán vào dịp Tết để trang trí bàn thờ gia tiên, nên nghề này chỉ là một nghề phụ. Tranh trướng, liễn làng Chuồn thuộc dòng tranh mộc bản truyền thống của người Việt, là một trong những biểu hiện của kỹ thuật đồ họa dân tộc. Ngày trước, tranh được làm bằng giấy dó do làng Đốc Sơ sản xuất, hoặc sang trọng hơn là loại in trên giấy điều lấm tấm nhũ vàng của Trung Hoa. Từ những năm đầu thế kỷ 20, người thợ dùng giấy báo nhuộm mầu, bồi lên thành tấm theo kích thước y môn treo ngang trướng, hoặc treo dọc liễn bằng nguyên tắc bồi cổ truyền "Lòng điều - kế lục - chỉ vàng" (lòng đỏ, biên lục, mép vàng) rồi đem in chữ và họa tiết trang trí. Đây là loại tranh nặng tính lễ nghi. Một bộ gồm bốn bức liễn bông trang trí nền, ở giữa là bức trướng lớn cỡ 0,8 x 0,5 m (gọi là bức Đại tự), in một trong ba chữ Phước, Lộc, Thọ. Trong lòng chữ in nét ở bức Đại tự, người ta trang trí bằng cách vẽ tay bộ "tứ linh" (long - lân - quy - phượng) với gam mầu chủ là xanh - vàng - đỏ. Biên lục bên ngoài lòng đều được trang trí motif "cổ đồ", "bát bửu" được in theo dải, chồng lên nhau nhiều lượt, nhiều mầu (thường từ hai đến ba mầu). Còn loại y môn trang trí theo kiểu "lưỡng long triều nguyệt" thường dùng để trang trí sau vách gian chính, nơi thờ phụng tổ tiên, hoặc treo ngang làm diềm, rèm trước và sau bàn thờ hoặc ở các gian phụ trong ngày Tết. Và tất cả vẫn giữ lại suốt năm, cho đến những ngày chuẩn bị Tết năm sau mới lại thay tranh mới. Đây là điểm khác biệt so với tranh Đông Hồ, làng Sình,... khi cúng xong người ta đem đốt ngay.
Thuở trước, trướng liễn làng Chuồn được in bằng các mầu tự pha chế và bằng cây cỏ thiên nhiên: mầu đỏ làm bằng thổ hoàng; mầu cam từ gạch non; mầu lục từ lá mối và bông ngọt; mầu vàng thì sử dụng lá đung và hoa hòe; riêng mầu đen thì chế từ tro bếp... Ngày nay, nghệ nhân làm tranh ở làng Chuồn không còn dùng các loại mầu truyền thống mà chuyển sang dùng hóa chất để in. Điều đó đã làm mai một tính truyền thống trong bức tranh dân gian và làm giảm đi cái thần của tác phẩm. Trên mỗi bức trướng liễn, câu đối đều thể hiện niềm ước mong phúc đức, thịnh vượng, coi trọng đạo hiếu nghĩa hay ca tụng trời đất vào xuân. Thông qua bố cục, đường nét và mầu sắc, các nghệ nhân đã thể hiện hình tượng âm dương để nhấn mạnh sự sinh tồn của vũ trụ, mối giao lưu giữa trời đất; sự sống và cái chết của con người được chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cách đây vài thế kỷ, tranh trướng là món ăn tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết của người dân, nên việc làm các bức tranh trướng rất phong phú. Làng có khoảng 50 - 70 nhà làm nghề, về đến đầu làng đã thấy những mảng mầu xanh, đỏ, vàng được phơi đầu làng, góc xóm. Nghề sản xuất trướng, liễn làng Chuồn đã chìm vào quá khứ. Hiếm hoi lắm mới gặp hình ảnh nghệ nhân cao tuổi đang miệt mài cho ra đời những bức "gấm mài" để trang điểm trên vách đất nơi làng quê, tạo nên hương sắc ấm cúng ngày xuân. Đó là hai cha con nghệ nhân Huỳnh Lý (80 tuổi) âm thầm sản xuất loại tranh này. Rất nhiều người trong lớp trẻ ngày nay không biết ông Lý đang làm gì và sản phẩm ấy tiêu thụ ở đâu? Một làng nghề thuyền thống sắp chìm khuất trong dòng đời náo nhiệt...? Một nỗi niềm bâng khuâng đối với bất cứ ai khi tìm đến làng Chuồn.
Lễ Thu Tế của làng gồm 3 ngày: 15, 16 và 17/7 âm lịch. Ngày 17/7 là ngày chính tế. Ngày 15/7 làm lễ trần thiết và cúng rằm, sáng sớm 16/7 làm lễ rước cung nghinh các bài vị Thành Hoàng về Tổ Ðình, sau đó là lễ an vị kế hành túc yết. Ngày 17/7, đúng 2 giờ sáng làm lễ Chánh Tế; 5 giờ sáng làm lễ tiến cung nghinh, cúng bia bạc. Hàng năm các nghi lễ ấy vẫn được dân làng tiến hành một cách trang trọng và nghiêm túc. Lễ hội Làng Chuồn có những đặc điểm nổi bật so với các lễ Tế ở các nơi khác. Lễ rước cung nghinh ba vị Thành Hoàng thờ ở Miễu giữa đồng (gọi là đồng Miễu) được cử hành rất đẹp mắt và trọng thể. Ðám rước có đủ cờ xí, lỗ bộ, kiệu lọng. Có tất cả 3 kiệu rước, sắp đặt cách xa đều nhau, có âm nhạc véo von nhịp nhàng. Ðặc sắc của đám rước là mỗi năm dân làng lại thay đổi linh vật, hoặc vật thờ cúng được đan bện, trang hoàng kỳ công, khi thì hai chim hạc, khi thì cá hóa rồng, lại có lúc là cả bộ tam sự gồm lư trầm và hai độc bình. Các nghệ nhân tài giỏi trong làng xem công việc trang hoàng cho đám rước là bổn phận thiêng liêng để họ góp công sức, tài năng nghệ thuật, cho nên các linh vật và lễ vật đã được kiến tạo rất công phu và tỉ mỉ.
Gần cuối đám rước, sau đồ lỗ bộ và kiệu là đoàn hát Thài. Thài là điệu hát chỉ dành riêng cho lễ cung nghinh. Ðám hát Thài gồm khoảng 20 người, mặc lễ phục dân tộc. Một vị bô lão xướng một câu thài 4 chữ, đam thài đọc theo, câu này tiếp câu khác, giọng ngân nga, trầm bổng, trang nghiêm. Hát thài trong đám rước cung nghinh ở làng Chuồn là một lễ tục hiếm có còn sót lại trong các đám rước Thành Hoàng ở Thừa Thiên Huế.
Ðám rước đầy màu sắc rực rỡ: màu của lễ phục cổ truyền, cờ xí đủ cỡ, đủ loại, kiệu lọng thắm tươi, các loại áo lính vàng đỏ, phản chiếu trên mặt nước hai bên bờ đê khi trời vừa hừng sáng. Quãng đường đám rước di chuyển từ Ðồng Miễu đến Ðình làng xa hơn 1 cây số, đủ khoảng không gian thênh thang cho đám rước phô bày vẻ rộn ràng đầy màu sắc. Ðám rước đi thật chậm di chuyển từng bước qua các cổng chào của các thôn xóm trong làng. Trước mỗi cổng kết hoa là bàn hương án nghi ngút khói hương trầm. Ðám rước đến trước Ðình, pháo nổ tưng bừng chào đón. Ðoàn Tư văn cúi rạp người làm lễ. Trong lễ Chánh tế, bộ phận nghi lễ thi hành đúng quy cách cổ truyền do Thượng thư Hồ Ðắc Trung truyền dạy. Nghi thức nghiêm trang của Khổng giáo đã thâm nhập từ cung đình đến dân gian. Qua ánh sáng lung linh và hương trầm ngào ngạt, bóng dáng rập ràng của những người hành lễ một cách sùng kính cho ta một ấn tượng sâu sắc về sự bảo tồn văn hóa mà ngày thường khó lòng ta được chứng kiến. Nếu ta hiểu thêm một ít về tình hình kinh tế hiện nay của Làng Chuồn, ta sẽ yêu mến làng hơn. Quanh làng vẫn còn nhiều xóm nhà tranh vách đất. Ðầm An Truyền vẫn nổi tiếng nhiều tôm cá, thế mà mức thu hoạch hiện nay vẫn chưa cao. Nhưng lòng thành tâm đóng góp cho việc tổ chức lễ hội thật đáng biểu dương. An Truyền xứng đáng là một làng văn hóa tiêu biểu. Niềm hãnh diện của dân làng đối với việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc để nâng cao tầm giá trị của một địa phương từng nổi danh trong thời quá khứ vẫn còn sức tác dụng cho đến tận hôm nay thật có lý do chính đáng vậy.
***
Thu tế làng AN TRUYỀN.
Hằng năm cứ vào trung tuần tháng 7 âm lịch, dân làng thành kính tổ chức lễ tế trời đất , tổ tiên , thường được gọi là thu tế - lễ tế vào mùa thu - trăng thanh gió mát . Điều đặc sắc của lễ thu tế làng An Truyền là từ nghi thức , trang phục .. . đã tạo được ấn tượng đẹp trong lòng mọi người , bởi tất cả đều mang dấu ấn dân tộc cổ truyền, kể từ những bước đi dâng rượu, dâng đèn theo chữ " đinh ", đến giọng ngân nga điệu " thài " ( một điệu hát bằng chữ Hán , mỗi câu có 4 chữ ) đúng nghi cách cúng lễ ngày xưa , điều này là niềm tự hào và dân làng vô cùng biết ơn ông Hồ Đắc Trung - con dân làng An truyền làm quan thượng thư bộ lễ triều Nguyễn, ông đã đem nghi thức cúng tế của triều đình truyền lại cho dân làng thân yêu của mình. Vì vậy , so với các làng quanh vùng , lễ thu tế làng An truyền tương đối hoàn chỉnh. Thu tế được tổ chức trong hai ngày : 16 và 17 tháng 7 âm lịch.
Ngày 16 , dân làng trân trọng cung nghinh bài vị của "Tiên y thánh mẫu " và " Nhị vị tôn ông " ( khai canh Hồ Quý Công và Nguyễn Quý Công ) từ miếu làng ở Đồng Miệu , sát đầm Chuồn về tổ đình và mọi nghi lễ cúng tế đều diễn ra trong không khí trang nghiêm, tôn kính tại tổ đình. Mỗi đầu xóm của làng đều dựng cổng tam quan, treo đèn kết hoa và bày hương án trang trọng, trước đình làng là hương án của 7 họ được trang hoàng lộng lẫy, uy nghiêm .
Lễ hội có một vị chánh tế làm chủ lễ, tham dự vào việc tế lễ có 5 bồi tế, 7 tộc trưởng ( làng An Truyền có 7 họ : Hồ Đắc, Nguyễn, Đoàn, Huỳnh ( Hoàng ) , Trần , Lê , Võ ), ngoài ra còn có thêm 5 văn lễ để xướng văn tế , 14 tư văn để làm công tác dâng đèn , dâng rượu lúc cúng tế, 18 người tham gia hát bài Thài, 41 lình thú và khoảng trên 200 người dân đại diện cho các gia đình trong làng, ăn mặc chỉnh tề khăn đóng áo dài tham dự với tất cả niềm vui và trong sâu thẳm tâm hồn là lòng tôn kính tri ân . Dân làng đi hành hương ( dâng cúng ) lễ vật từ chiều ngày 16, con dân làng ở xa trong cả nước cũng về dự thu tế , nếu không về được thì cũng gởi lễ vật hoặc tiền bạc bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên , tình cảm dành cho quê hương .
Đêm 16 , trời trong trăng sáng , mát mẻ , già trẻ trai gái trong làng đều thức để hòa mình vào niềm vui chung của làng nước, bà con phương xa về cúng tổ tiên, thăm quê hương, vui vầy hàn huyên tâm sự và thú vị hơn là được nhấm nháp rượu ngon nổi tiếng làng Chuồn, thưởng thức đặc sản quê nhà : lát bánh tét dẻo thơm và nhón nhén nhai bánh khoái cá kình lạ miệng .
Hồi trống đình giục vầng trăng về xóm
Chuông chùa ngân đồng làng thơm hương cốm
Những câu thài thay tiếng mẹ đưa nôi .
Lễ tế bắt đầu vào lúc 2 giờ khuya ngày 17 âm lịch, khi trời chưa mờ sáng , đây là thời điểm thiêng liêng nhất của đất trời , dân làng háo cùng nhau tề tựu quanh đình làng tham dự lễ tế. Trong sự tĩnh lặng của một ngày mới , tiếng trống , kèn và điệu hát Thai vang lên kỳ ảo với những lời lẻ chí tình tha thiết báo đáp ơn đất trời, ơn các vị khai canh và cả những người con của làng học hành đỗ đạt đem lại sự vinh hiễn cho làng, niềm tự hào cho bà con và là tấm gương sáng cho con cháu lớp sau noi theo. Sau bài văn tế và 3 tuần rượu, người tư văn cắt một vuông thịt trên sườn bò để vào chiếc mâm đồng sáng loáng và trân trọng trao cho vị chánh tế, đây là lộc của thần , của tổ tiên tặng cho dân làng mà vị chánh tế là đại diện , lộc này cũng tượng trưng cho lời chúc phúc được mùa , làm ăn phát đạt , sức khỏe dồi dào, ấm no hạnh phúc, mọi người an vui. Khi mọi nghi thức cúng tế xong, bài văn tế sẽ được đốt ở trước tổ đình để biểu thị cho tấm lòng thành kính của người dân làng đang quyện theo mây gió , trầm hương về với người thân yêu đã khuất bóng. Trong không khí trang nghiêm huyền bí này , dân làng lặng im tưởng niệm ..
Lúc trời rạng sáng , vào khoảng độ từ 4 đến 5 giờ sáng, đám rước bắt đầu, dân làng trân trọng tiễn đưa " Tiên y thánh mẫu " và " Nhị vị tôn ông " về lại miếu làng, đám rước rầm rộ , đoàn người áo thụng , cờ lọng rợp trời nối bước nhau trên bờ đê nhỏ in bóng xuống mặt nước đầm Chuồn rất nghệ thuật , sinh động ., dân làng nối gót theo sau trang nghiêm hòa trong tiếng trống , kèn..nghe bâng khuâng ...Với khung cảnh và không khí này , người và người như xích lại gần nhau hơn , thương yêu nhau hơn và thầm dặn lòng đoàn kết nhau để quyết tâm xây dựng làng văn hóa tốt , ngày càng phát triển , nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. ***
Tranh làng Chuồn Giữa thế kỷ XV, đời vua Lê Thánh Tông. Địa vực của làng là một vùng đất ruộng thấp ven một dải đầm nước lợ, nay thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang, cách Huế chừng 9 km về hướng Đông Bắc Cư dân nơi đây làm nghề nông, nghề cá sông đầm, và một số nghề phụ khác, nổi bật là nghề làm trướng - liễn giấy, nghề nấu rượu và gói bánh Tét.
Tranh trướng - liễn giấy làng Chuồn:
Trướng - liễn giấy làng Chuồn là một loại vật phẩm để trang trí nhà cửa trong dịp Tết đầu năm của dân gian Huế và miền Trung. Sản phẩm chỉ bán vào dịp cuối năm, công việc của nghệ phụ này được tiến hành sau vụ thu hoạch đông xuân.
Vào thế kỷ trước, trướng liễn giấy làng Chuồn được in trên giấy dó thô do làng Đốc Sơ sản xuất, hoặc loại sang hơn được in trên giấy điều (đỏ) lấm tấm nhũ vàng của người Tàu. Từ khi báo chí phổ biến, trướng liễn được in trên giấy báo cũ. Giấy báo được nhuộm màu, bôi lên nhiều lớp, cắt theo kích thước vừa phải của bước y môn treo ngang, hay trướng liễn treo dọc. Màu sắc nền là “lòng điều, kế lục, chỉ vàng”, trên đó được in chữ và họa tiết trang trí.
Liễn giấy làng Chuồn có 2 loại chính: liễn bông, một bộ phận gồm 4 bức in hoa theo kiểu tranh tứ bình: mai, lan, cúc, trúc. Liễn chữ mỗi bộ gồm 3 bức: một bức đại tự cách điệu chữ Phúc, Lộc hay Thọ treo ở giữa và 2 liễn giấy hai bên.
Bức đại tự được in ngửa ván lấy đường nét viền của chữ, rồi vẽ thêm các hình bát tiên hoặc tứ linh bằng màu vàng, xanh, nổi bật trên nền đỏ. Đường biên lục bồi phía ngoài, được trang trí kiểu thức bát bửu cổ đồ, in theo dải, chồng lên nhau nhiều lượt hơi so le để nổi bật nét viền nhiều màu. Liễn bông và liễn câu đối thì gắn các khuôn in lên một thanh nẹp cố định in úp ván, một màu hay xen kẽ nhiều màu trong mỗi lần in. Xong còn tô vẽ đường viền màu quanh chữ. Ngoài ra, còn có loại “y môn” treo ngang làm diềm che trước hoặc sau bàn thờ, hoặc ở các gian phụ. Kiểu thức in là “lưỡng long triều nguyệt” như các y môn vải, cũng có tua dải mũi đao, chia bức y môn thành 3 ô trang trí.
Tất cả được in và vẽ nét viền xong, lại được bồi thêm cho dày, xén ngay ngắn, cuối cùng gắn qua khe tre ở hai đầu trên dưới nếu là liễn trướng, và gắn thanh trục ngang phía trên, nếu là y môn. Tùy ý thích mà người mua chọn câu đối này hay câu đối khác, nội dung thường thể hiện niềm cầu mong phúc đức, thịnh vượng, đề cao đạo hiếu, hay ca ngợi cảnh sắc đầu xuân.
Hiện nay, do đời sống khá giả hơn, dân gian ít dùng chất liệu đơn giản này, mà chọn những y môn thêu, đối liễn chạm gỗ, nên nghề làm trướng liễn giấy làng Chuồn chỉ còn lại vài ba nhà duy trì nghề nghiệp cha ông, đáp ứng nhu cầu trang trí bàn gia tiên mộc mạc của những ngôi nhà tranh vách đất ngày càng hiếm dần.
***
Tranh làng Chuồn
Tranh trướng, liễn giấy làng Chuồn thuộc dòng tranh mộc bản truyền thống của người Việt. Tranh làm bằng giấy dó hoặc giấy điều, bồi thành tấm theo nguyên tắc "lòng đỏ, biên lục, mép xanh". Tranh thường được dùng trang trí nơi thờ phụng tổ tiên hoặc làm rèm trước và sau bàn thờ.
Người ta biết đến làng Chuồn không chỉ qua sản phẩm rượu tăm đậm đà, qua bánh tét, nếp thơm, qua nghề làm nón thủ công truyền thống nổi tiếng,... mà còn qua nghề tranh dân gian tồn tại mấy trăm năm nay: nghề làm trướng, liễn giấy. Sản phẩm thường được bán vào dịp Tết để trang trí bàn thờ gia tiên, nên nghề này chỉ là một nghề phụ. Tranh trướng, liễn làng Chuồn thuộc dòng tranh mộc bản truyền thống của người Việt, là một trong những biểu hiện của kỹ thuật đồ họa dân tộc. Ngày trước, tranh được làm bằng giấy dó do làng Đốc Sơ sản xuất, hoặc sang trọng hơn là loại in trên giấy điều lấm tấm nhũ vàng của Trung Hoa. Từ những năm đầu thế kỷ 20, người thợ dùng giấy báo nhuộm mầu, bồi lên thành tấm theo kích thước y môn treo ngang trướng, hoặc treo dọc liễn bằng nguyên tắc bồi cổ truyền "Lòng điều - kế lục - chỉ vàng" (lòng đỏ, biên lục, mép vàng) rồi đem in chữ và họa tiết trang trí. Đây là loại tranh nặng tính lễ nghi. Một bộ gồm bốn bức liễn bông trang trí nền, ở giữa là bức trướng lớn cỡ 0,8 x 0,5 m (gọi là bức Đại tự), in một trong ba chữ Phước, Lộc, Thọ. Trong lòng chữ in nét ở bức Đại tự, người ta trang trí bằng cách vẽ tay bộ "tứ linh" (long - lân - quy - phượng) với gam mầu chủ là xanh - vàng - đỏ. Biên lục bên ngoài lòng đều được trang trí motif "cổ đồ", "bát bửu" được in theo dải, chồng lên nhau nhiều lượt, nhiều mầu (thường từ hai đến ba mầu). Còn loại y môn trang trí theo kiểu "lưỡng long triều nguyệt" thường dùng để trang trí sau vách gian chính, nơi thờ phụng tổ tiên, hoặc treo ngang làm diềm, rèm trước và sau bàn thờ hoặc ở các gian phụ trong ngày Tết. Và tất cả vẫn giữ lại suốt năm, cho đến những ngày chuẩn bị Tết năm sau mới lại thay tranh mới. Đây là điểm khác biệt so với tranh Đông Hồ, làng Sình,... khi cúng xong người ta đem đốt ngay.
Thuở trước, trướng liễn làng Chuồn được in bằng các mầu tự pha chế và bằng cây cỏ thiên nhiên: mầu đỏ làm bằng thổ hoàng; mầu cam từ gạch non; mầu lục từ lá mối và bông ngọt; mầu vàng thì sử dụng lá đung và hoa hòe; riêng mầu đen thì chế từ tro bếp... Ngày nay, nghệ nhân làm tranh ở làng Chuồn không còn dùng các loại mầu truyền thống mà chuyển sang dùng hóa chất để in. Điều đó đã làm mai một tính truyền thống trong bức tranh dân gian và làm giảm đi cái thần của tác phẩm. Trên mỗi bức trướng liễn, câu đối đều thể hiện niềm ước mong phúc đức, thịnh vượng, coi trọng đạo hiếu nghĩa hay ca tụng trời đất vào xuân. Thông qua bố cục, đường nét và mầu sắc, các nghệ nhân đã thể hiện hình tượng âm dương để nhấn mạnh sự sinh tồn của vũ trụ, mối giao lưu giữa trời đất; sự sống và cái chết của con người được chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cách đây vài thế kỷ, tranh trướng là món ăn tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết của người dân, nên việc làm các bức tranh trướng rất phong phú. Làng có khoảng 50 - 70 nhà làm nghề, về đến đầu làng đã thấy những mảng mầu xanh, đỏ, vàng được phơi đầu làng, góc xóm. Nghề sản xuất trướng, liễn làng Chuồn đã chìm vào quá khứ. Hiếm hoi lắm mới gặp hình ảnh nghệ nhân cao tuổi đang miệt mài cho ra đời những bức "gấm mài" để trang điểm trên vách đất nơi làng quê, tạo nên hương sắc ấm cúng ngày xuân. Đó là hai cha con nghệ nhân Huỳnh Lý (80 tuổi) âm thầm sản xuất loại tranh này. Rất nhiều người trong lớp trẻ ngày nay không biết ông Lý đang làm gì và sản phẩm ấy tiêu thụ ở đâu? Một làng nghề thuyền thống sắp chìm khuất trong dòng đời náo nhiệt...? Một nỗi niềm bâng khuâng đối với bất cứ ai khi tìm đến làng Chuồn.
***
Huế - Tranh làng Chuồn. Giữa thế kỷ XV, đời vua Lê Thánh Tông. Địa vực của làng là một vùng đất ruộng thấp ven một dải đầm nước lợ, nay thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang, cách Huế chừng 9 km về hướng Đông Bắc Cư dân nơi đây làm nghề nông, nghề cá sông đầm, và một số nghề phụ khác, nổi bật là nghề làm trướng - liễn giấy, nghề nấu rượu và gói bánh Tét. Tranh trướng - liễn giấy làng Chuồn. Trướng - liễn giấy làng Chuồn là một loại vật phẩm để trang trí nhà cửa trong dịp Tết đầu năm của dân gian Huế và miền Trung. Sản phẩm chỉ bán vào dịp cuối năm, công việc của nghệ phụ này được tiến hành sau vụ thu hoạch đông xuân.
Huế - Tranh làng Chuồn. Giữa thế kỷ XV, đời vua Lê Thánh Tông. Địa vực của làng là một vùng đất ruộng thấp ven một dải đầm nước lợ, nay thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang, cách Huế chừng 9 km về hướng Đông Bắc Cư dân nơi đây làm nghề nông, nghề cá sông đầm, và một số nghề phụ khác, nổi bật là nghề làm trướng - liễn giấy, nghề nấu rượu và gói bánh Tét. Tranh trướng - liễn giấy làng Chuồn. Trướng - liễn giấy làng Chuồn là một loại vật phẩm để trang trí nhà cửa trong dịp Tết đầu năm của dân gian Huế và miền Trung. Sản phẩm chỉ bán vào dịp cuối năm, công việc của nghệ phụ này được tiến hành sau vụ thu hoạch đông xuân.
Vào
thế kỷ trước, trướng liễn giấy làng Chuồn được in trên giấy dó thô do
làng Đốc Sơ sản xuất, hoặc loại sang hơn được in trên giấy điều (đỏ) lấm
tấm nhũ vàng của người Tàu. Từ khi báo chí phổ biến, trướng liễn được
in trên giấy báo cũ. Giấy báo được nhuộm màu, bôi lên nhiều lớp, cắt
theo kích thước vừa phải của bước y môn treo ngang, hay trướng liễn treo
dọc. Màu sắc nền là “lòng điều, kế lục, chỉ vàng”, trên đó được in chữ
và họa tiết trang trí. Liễn giấy làng Chuồn có 2 loại chính: liễn bông,
một
bộ phận gồm 4 bức in hoa theo kiểu tranh tứ bình: mai, lan, cúc, trúc.
Liễn chữ mỗi bộ gồm 3 bức: một bức đại tự cách điệu chữ Phúc, Lộc hay
Thọ treo ở giữa và 2 liễn giấy hai bên. Bức đại tự được in ngửa ván lấy
đường nét viền của chữ, rồi vẽ thêm các hình bát tiên hoặc tứ linh bằng
màu vàng, xanh, nổi bật trên nền đỏ. Đường biên lục bồi phía ngoài, được
trang trí kiểu thức bát bửu cổ đồ, in theo dải, chồng lên nhau nhiều
lượt hơi so le để nổi bật nét viền nhiều màu.
Liễn bông và liễn câu đối thì gắn các khuôn in lên một thanh nẹp cố định in úp ván, một màu hay xen kẽ nhiều màu trong mỗi lần in. Xong còn tô vẽ đường viền màu quanh chữ. Ngoài ra, còn có loại “y môn” treo ngang làm diềm che trước hoặc sau bàn thờ, hoặc ở các gian phụ. Kiểu thức in là “lưỡng long triều nguyệt” như các y môn vải, cũng có tua dải mũi đao, chia bức y môn thành 3 ô trang trí. Tất cả được in và vẽ nét viền xong, lại được bồi thêm cho dày, xén ngay ngắn, cuối cùng gắn qua khe tre ở hai đầu trên dưới nếu là liễn trướng, và gắn thanh trục ngang phía trên, nếu là y môn. Tùy ý thích mà người mua chọn câu đối này hay câu đối khác, nội dung thường thể hiện niềm cầu mong phúc đức, thịnh vượng, đề cao đạo hiếu, hay ca ngợi cảnh sắc đầu xuân. Hiện nay, do đời sống khá giả hơn, dân gian ít dùng chất liệu đơn giản này, mà chọn những y môn thêu, đối liễn chạm gỗ, nên nghề làm trướng liễn giấy làng Chuồn chỉ còn lại vài ba nhà duy trì nghề nghiệp cha ông, đáp ứng nhu cầu trang trí bàn gia tiên mộc mạc của những ngôi nhà tranh vách đất ngày càng hiếm dần.
***
HỒ ĐẮC TRUNG
Bài của Bác Sĩ Hồ Đắc Duy
Họ Hồ Đắc là một trong 6 họ danh tiếng của đất thần kinh.
Trong Hồ Đắc tộc phổ , một quyển gia phả đã được viết từ cách đây hơn 500 năm. Sách cổ bằng chữ Hán được chuyển sang chữ Việt cách đây gần 100 năm. Khi kết hợp các cuốn gia phả của họ Hồ Đắc ở Phú Môn (19 đời), Nam phổ Hạ (16 đời), An Truyền (12 đời) ở tỉnh Thừa Thiên và một cuốn khác ờ Ba Dừa Long Trung - Cai Lậy – Tiền Giang (9 đời) thì Ông Hồ Đắc Trung sinh năm Tân-Dậu (1861) là con thứ 2 của Hầu tước Hồ-Đắc-Tuấn húy Thiệm tự Ngạn-Chí. Hầu Tước Hồ Đắc Tuấn, người đầu tiên của làng An Truyền đậu Cử Nhân năm Tự Đức thứ 23 ( 1870) đã làm quan tri phủ ở Ninh Giang – Hải Dương. Hầu tước Hồ Đắc Tuấn thành hôn với bà Công nữ Thức Huấn, con gái Tùng Thiện Vương. Bà Thức Huấn đã bị quân Pháp bắn chết khi chúng tràn vào kinh thành trong ngày kinh đô thất thủ năm 1885.
Đậu cử-nhơn năm Giáp-thân (1884) năm đầu của vua Kiến-phúc . ông Trung được bổ vào Nội-các, thăng Tri-phủ, Viên-ngoại Cơ-mật, hộ-lý Võ-khố, lịch lỵ Tuần-Vũ Hà-tịnh, tổng-đốc Nam-nghĩa, Thái-tử-thiếu-bảo, Hiệp-tá-đại-học-sỹ, Thượng-Thơ bộ Họckiêm bộ Hộ, tấn phong “Khánh-Mỹ-Tử”, sung Cơ-mật Đại-thần, sau làm thượng thơ bộ Lễ kiêm bộ Công, thăng Đông-Các-đại-học-sỹ, tấn phong “Khánh-Mỹ-Bá”…cuối cùng là Khánh-Mỹ-Quận-Công. Sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Gia Định , Định Tường , Biên Hòa với hòa ước Nhâm Tuất năm 1862, rồi 3 tỉnh miền Tây với hòa ước Giáp Tuất 1874 , khi chúng bắt đầu đặt nền đô hộ nước ta và khai thác tài nguyên, nhân lực, khi các thương nhân Pháp thường đem theo họ những công cụ cơ khí, các kỹ thuật khoa học để hỗ trợ việc khai thác tiềm năng thiên nhiên của nước ta. Ông Hồ Đắc Trung đã nhận định được cái xu hướng cần phải thay đổi bộ mặt của một xã hội phong kiến với các phương thức sản xuất thủ công lỗi thời, sang việc áp dụng các thành tựu khoa học vào đời sống xã hội nước ta , và ông đã thực hành những suy gẫm và nhân dịnh đó theo cách riêng của ông vì trươc đó biết bao nhiêu bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ , Nguyễn văn Điền đã bị bỏ quên. Tuy là một đại thần của Cơ Mật Viện, quyền hành rất lớn, nhưng ông Hồ Đắc Trung là người trọng nghĩa khí, không ỷ thế để hà hiếp kẻ khác hoặc vơ vét làm giàu. Cụ tính thanh liêm, ngay thẳng, thường bênh vực những tư tưởng cách tân tiến bộ, và các nhân sĩ yêu nước.. Cũng chính thượng thư Hồ Đắc Trung đã vận động giúp một số nhân sĩ có tư tưởng tiến bộ như Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lỗi, Nguyễn sinh Sắc ,Trần Lê Chất, …Năm Canh Tuất (1907), hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín bị mất mùa nặng nề, dân chúng đang lâm vào cảnh lầm than đói kh Đại thần Hồ Đắc Trung đương nhiệm Tổng đốc ở đây ông tận tình giúp đỡ cứu đói rất đắc lực và yêu cầu chính phủ phải miễn thuế cho dân chúng. Năm 1916 Thái Phiên và Trần Cao Vân giả ngư phủ vào câu ở hồ Tịnh Tâm, thành Nội, để bí mật gặp và mời Vua Duy Tân tham gia cách mạng. Nhà vua đồng ý. Đêm 3.5.1916, Vua hoá trang thành một dân quê, rời Hoàng Thành, gặp Trần Cao Văn và Thái Phiên tại bến đò Thương Bạc. Ba ngày sau, do sự tiết lộ của một tên lính bị mua chuộc, Pháp bắt được Duy Tân ở thôn Ngũ Tây huyện Hương Thủy và đưa về giam tại đồn Mang Cá, Huế, Chính phủ bảo hộ buộc Nam triều phải đưa Hoàng đế Duy Tân ra trước Hội đồng Nhiếp chính xử về tội "phản bội." Toàn thể Hội đồng cử quan Đại thần Thượng thơ Bộ Học Hồ Đắc Trung làm chánh án ,ông Hồ Đắc Trung vốn là bạn học của các ông Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân, Thái Phiên . Trong phiên xử ông thay vì tuyên án vua Duy Tân như trong bản án có sẵn của Pháp thì , ông Hồ Đắc Trung làm ngược lại , ông tuyên bố tha bỗng Vua Duy Tân vì ông cho rằng nhà vua bị nhóm nổi loạn lợi dụng tuổi trẻ, hành động sơ suất, có lỗi với Chính phủ bảo hộ nhưng không phạm tội đối với nhân dân VN. Quyết định của vị chánh án đã làm đổi ngược tình thế và đẩy chính phủ bảo hộ vào một thế kẹt . Trần Cao Vân và các đồng chí sau khi bị bắt, đã viết thơ mật cho Thượng thơ Hồ Đắc Trung yêu cầu cứu vua và họ khẳng khái nhận hết trách nhiệm. Trong thơ có câu: "Trung là ai? Nghĩa là ai? Cân đai võng lọng là ai? Thà để cô thần tử biệt!"
Thực dân Pháp bất ngờ và vô cùng tức giận trước hồi mã thương của quan chánh án , chúng không làm gì được , bèn lập tức bắt giam ông cùng nhà Vua nhưng cuối cùng thực dân Pháp phải duyệt y bản án, đày vua DuyTân qua đảo La Réunion ngày 3.11.1916. Vài tháng trước đó, các ông Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu bị đưa ra pháp trường An hoà hành quyết. Một số thân sĩ khác bị giải lên Lao Bảo và Ban và Mê Thuột. Theo phúc trình của Sở Mật thám Pháp nhận định : “… cuộc khởi nghĩa - được chuẩn bị gần một năm - Bị dẹp ngay trong trứng nước với 10 sĩ quan và hạ sĩ quan cẩm đầu bị bắt . Kế hoạch không phối hợp chín chắn, thi hành sớm hơn dự định, nghèo nàn về tuyên truyền và nội bộ lủng củng .Vua Duy Tân cho quân phiến loạn mượn danh nghĩa, không chỉ huy trực tiếp vì thiếu khả năng quân sự lẫn chính trị ….”. Tháng 5 năm 1917, Triều đình Huế được tổ chức lại, nhà vua cử ông Tôn Thất Hân làm vị đứng đầu Cơ Mật Viện kiêm thượng thư bộ Hình, ông Hồ Đắc Trung, Thượng Thơ bộ Lễ kiêm bộ Học, ông Nguyễn Hữu Bài, Thượng Thơ bộ Lại kiêm bộ Hộ; và ông Đoàn Đình Duyệt Thượng Thơ bộ Công kiêm bộ Binh . Từ tháng 10 năm 1925, sau ngày vua Khải Định băng hà và Đông Cung Thái Tử còn du học ở Pháp, triều đình Huế lúc này ngoài Phụ Chánh Tôn Thất Hân và ông Nguyễn Hữu Bài còn các quan đại thần khác có ông Hồ Đắc Trung, Thượng Thơ bộ Học kiêm bộ Lễ; Phạm văn Thụ, Thượng Thơ bộ Hộ kiêm bộ Binh; Võ Liêm, Thượng Thơ bộ Công và Trần Đình Bách, Thượng Thơ bộ Hình…Trong suốt thời gian tham chánh ông Hồ Đắc Trung đã giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong triều đình Huế như Tuần Vũ Hà Tịnh, Tổng đốc Nam Nghĩa, Thượng thơ Bộ Học, Bộ Lễ và Bộ Công, có khi là thầy dạy học vua Duy Tân …và thành viên trong hội đồng Cơ Mật Viện, ông là người thấy rõ các yếu điểm và sự bất lực của triều đại nhà Nguyễn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 trước những cải cách của khoa hoc kỹ thuật trên thế giới và ông nghĩ là phải có một tư duy thực tế trước những diễn tiến của tiến bộ mới có thể phát triễn đât nước lạc hậu chịu nhiều ảnh hưởng của cái học từ chương thiên về lý thuyết mà quên đi phần thực nghiệm. Ông đã thấy rõ ở rằng các kỹ năng lý thuyết Y khoa của người Pháp hoàn toàn xa lạ với Y học Đông phương. Về phương diện thực hành và thực tế thì Y học Tây phương vượt trội hơn. Họ biết điều trị nội khoa bằng thuốc uống và thuốc chích, ngoại khoa bằng phẫi thuật với dụng cụ Y khoa bằng kim loại, bằng thuốc tê, thuốc mê , các biện pháp khử trùng vô trùng , những phát minh của Louis Pasteur , Yersin , Kock … đã làm thay đổi bộ mặt y Khoa thế giới. Tầng lớp quan lại, vua chúa ưa thích các cách điều trị này vì nó có hiệu quả khá rõ. Cách điều chế các dược phẩm của Pháp cũng khác và khoa học hơn, họ sản xuất ra thuốc chích là một cách điều chế thuốc lạ lẫm đối với Đông y. Trong việc khai thác hầm mỏ và điện lực , áp dụng máy hơi nước với các công nghệ tiên tiến , các biện pháp sản xuất dây chuyền làm giảm sức lao động của con người đáng kể và làm cho sản phẩm tốt hơn thúc đẩy kinh tế phát triển . Hệ thống pháp luật tòa án nước ta để bảo đảm cho công việc xét xử , bảo vệ công dân cũng rơi vào bế tắc. Không có quan tòa chuyên nghiệp mà chỉ có những quan chức được bổ nhiệm để xét xử các vụ án, thường là những viên quan đầu tỉnh hay các vị đại thần ,trong việc xét xử không có luật sư để bào chữa. . . Cách điều hành guồng máy tài chính ngân hàng lại là chuyện hoàn toàn xa lạ với xã hội thời bấy giờ. Ngoại trừ ông Hồ Đắc Khải đang làm Thương thư bộ Hộ, còn tất cả các con trai của ông đều được gởi du học tại Pháp và mỗi người, ông đã chọn cho mỗi ngành mũi nhọn của trong tương lai với một ý định rất rõ ràng và chính xác , kết quả hơn mười mấy năm đàu tư cho các con học tập ở nước người
1. Ông Hồ Đắc Điềm đậu Tiến sĩ Luật khoa
2. Ông Hồ Đắc Di đậu Tiến sĩ Y khoa
3. Ông Hồ Đắc Liên đậu Kỹ sư Khoáng học Địa chất.
4. Ông Hồ Đắc Ân đậu Tiến sĩ Dược khoa
5. Ông Hồ Đắc Thứ chuyên ngành Ngân hàng Tài chính tại Đại học Bách Khoa Paris.
6. Ông Hồ Đắc Cần tức Mười Anh
7. Ông Hồ Đắc Luyến tức Mười Em ( thứ xuất )
8. Ông Hồ Đắc Hoài sau cải họ là Huỳnh văn Xuất ( thứ xuất )
Sau khi thành tài, ông gọi tất cả các con trở về nước . Giáo dục trong gia đình ông Hồ Đắc Trung là một loại giáo dục có định hướng và kỷ luật , các con thì đều đựơc hấp thụ một nền giáo dục đa dạng, vừa học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, và chữ Pháp. Tất cả các con gái của ông đều nói và viết tiếng Pháp và chữ Hán thông thạo
Bà Hồ thị Phượng (thứ xuất) vợ ông Ưng Úy. Hồ thị Lang. Bà Hồ Thị Huyên là vợ của ông Ưng Úy–Thượng thư Bộ Lễ , bà là mẹ của nhà bác học Bửu Hội. Bà Hồ Thị Sài (thứ xuất) vợ ông Tham tri Lê Ngô ( con cụ Lê Trinh Hiệp tá bộ Lễ , người Bích La, Quãng Trị). Bà Hồ Thị Chỉ là vợ Vua Khải Định thường là người vừa thông ngôn cho vua vừa trực tiếp đối thoại với Ngoại giao đoàn và các quan chức người Pháp trong các buổi lễ tiếp kiến , tiếp tân vì Vua Khải Định không nói được tiếng Pháp. Bà Hồ Thị Hạnh là Sư Bà Diệu Không, người đã dịch trọn những bộ kinh quan trọng của Phật Giáo như Thành duy thức luận , Du già sư địa luận , Lăng già tâm ấn , Di lặc hạ sanh kinh , Đại trí độ luận , Trung quán luận lược giải , Hiển thật luận....Các con của ông là những người chơi nhạc khí cừ khôi như ông Hồ Đắc Điềm, ông Hồ Đắc Di , Hồ Đắc Ân : xử dụng violon , Ông Hồ Dắc Liên : Clarinet , bà Hồ thị Hạnh ông Hồ Đắc Thứ : piano ,ông anh cả Hồ đắc Khải : đàn bầu , bà Hồ thị Chỉ sử dụng tất cả nhạc khí cổ truyền VN ....Các con thường cùng nhau hòa nhạc trong các dịp lễ tết hay họp mặt trong gia dình , những tác phẩm được mọi người ưa thích là của Chopin , Mozar , J.S.Bach , Vivandi…Nam Ai Nam Bằng , Lưu Thủy Kim Tiền , hò Mái Nhì , có khi tổ chức cả Hát Bội …
Việc dấn thân của các con của ông khi trở về đất nước trở về và ở lại đất nước để phục vụ không những chỉ do ý của họ mà còn là ý chí của cha của họ . Ông Hồ Đắc Trung đã tự vịnh gia đình mình như sau :
Chồng vợ nay đã đặng tám mươi,
Mười con: bốn gái sáu con trai,
Trai đầu khoa bảng quan nhì phẩm,
Gái thứ Cung Phi Đệ Nhất Giai
Ba gái gả nơi sang quý cả,
Năm trai đều đậu đại khoa rồi.
Một nhà hiếu đạo đều đầy đủ,
Trung phần đây biết đố nhà ai ?
Ông Hồ Đắc Trung là người đã duyệt lại bản dịch từ chữ Hán ra chữ Việt bộ sử ký rất quan trọng của Quốc sử Quán triều Nguyễn, đó là bộ “Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu” trong khi ông giữ chức vụ thượng thư bộ Học. Em gái ông là bà Hồ Thị Nhàn tức là sư bà Diên Trường , ngừơi đã lập một thảo am trên đồi Dương Xuân Thượng, thôn Thuận Hòa lập .Thảo am ấy chính là tiền thân của Tổ đình Trúc Lâm Đại Thánh sau nầy. Ông Hồ Đắc Trung cũng là một trong những người góp công sức chính để xây nên tổ đình này , hiện tại trong chùa Trúc Lâm vẫn còn lưu lại một số câu đối của ông đề tặng khi Thiền sư Giác Tiên viên tịch:
Học hạnh khiêm ưu bình tố năng linh nhơn cảnh mộ
Tử sanh vô ngại tu trì định hoạch Phật siêu thăng.
(nghĩa : Học hạnh khiêm ưu thường được người ta mến mộ . Sống chết không ngại tu trì kết quả Phật siêu thăng).
Vị kế Đông sơn phi cụ nhãn yên minh tổ ý
Pháp khai Nam lĩnh thị mê nhơn bất khế Phật tâm.
(nghĩa : Ngôi nối núi Đông, không mắt tỏ sao rõ ý tổ . Pháp mở rừng Nam, nếu người mê, không hiểu tâm Phật) và một bài thơ vịnh về Tổ đình Trúc Lâm
Trúc Lâm Vịnh
Trúc Lâm phong cảnh tối thâm u,
Ẩn tại sơn trung, thiểu lộ du,
Nguyệt chiếu, phong xuy, thân bất động,
Vân lai, vũ khứ, thể vô thù,
Ðầu đầu thủy địa, tâm phương dẫn,
Tiết tiết không tậm, chỉ hướng tu.
Quán trúc tri nhơn, nhơn thị trúc,
Trúc nhơn phi dị, cảnh tưong phù.
Dịch:
Trúc Lâm phong cảnh thật thâm u,
Ẩn tại trong non, khách thiểu du,
Trăng rọi, gió lay, tâm chẳng động,
Mây đi, nước đến, thể không thù.
Ðầu đầu sát đất, tìm phưong dẫn,
Giữa đốt không tâm, chỉ hướng tu.
Thấy trúc biết người, người tựa trúc,
Trúc người không khác, cảnh tương phù.
Ông qua đời vào ngày 24 tháng 2 năm Tân-Tỵ (1941) thọ 81 tuổi , lăng mộ của ông được táng trên một ngọn đồi thông tại sơn phận xã Dương-Xuân-Thượng gần chùa Trúc Lâm.
Liễn bông và liễn câu đối thì gắn các khuôn in lên một thanh nẹp cố định in úp ván, một màu hay xen kẽ nhiều màu trong mỗi lần in. Xong còn tô vẽ đường viền màu quanh chữ. Ngoài ra, còn có loại “y môn” treo ngang làm diềm che trước hoặc sau bàn thờ, hoặc ở các gian phụ. Kiểu thức in là “lưỡng long triều nguyệt” như các y môn vải, cũng có tua dải mũi đao, chia bức y môn thành 3 ô trang trí. Tất cả được in và vẽ nét viền xong, lại được bồi thêm cho dày, xén ngay ngắn, cuối cùng gắn qua khe tre ở hai đầu trên dưới nếu là liễn trướng, và gắn thanh trục ngang phía trên, nếu là y môn. Tùy ý thích mà người mua chọn câu đối này hay câu đối khác, nội dung thường thể hiện niềm cầu mong phúc đức, thịnh vượng, đề cao đạo hiếu, hay ca ngợi cảnh sắc đầu xuân. Hiện nay, do đời sống khá giả hơn, dân gian ít dùng chất liệu đơn giản này, mà chọn những y môn thêu, đối liễn chạm gỗ, nên nghề làm trướng liễn giấy làng Chuồn chỉ còn lại vài ba nhà duy trì nghề nghiệp cha ông, đáp ứng nhu cầu trang trí bàn gia tiên mộc mạc của những ngôi nhà tranh vách đất ngày càng hiếm dần.
***
HỒ ĐẮC TRUNG
Bài của Bác Sĩ Hồ Đắc Duy
Họ Hồ Đắc là một trong 6 họ danh tiếng của đất thần kinh.
Trong Hồ Đắc tộc phổ , một quyển gia phả đã được viết từ cách đây hơn 500 năm. Sách cổ bằng chữ Hán được chuyển sang chữ Việt cách đây gần 100 năm. Khi kết hợp các cuốn gia phả của họ Hồ Đắc ở Phú Môn (19 đời), Nam phổ Hạ (16 đời), An Truyền (12 đời) ở tỉnh Thừa Thiên và một cuốn khác ờ Ba Dừa Long Trung - Cai Lậy – Tiền Giang (9 đời) thì Ông Hồ Đắc Trung sinh năm Tân-Dậu (1861) là con thứ 2 của Hầu tước Hồ-Đắc-Tuấn húy Thiệm tự Ngạn-Chí. Hầu Tước Hồ Đắc Tuấn, người đầu tiên của làng An Truyền đậu Cử Nhân năm Tự Đức thứ 23 ( 1870) đã làm quan tri phủ ở Ninh Giang – Hải Dương. Hầu tước Hồ Đắc Tuấn thành hôn với bà Công nữ Thức Huấn, con gái Tùng Thiện Vương. Bà Thức Huấn đã bị quân Pháp bắn chết khi chúng tràn vào kinh thành trong ngày kinh đô thất thủ năm 1885.
Đậu cử-nhơn năm Giáp-thân (1884) năm đầu của vua Kiến-phúc . ông Trung được bổ vào Nội-các, thăng Tri-phủ, Viên-ngoại Cơ-mật, hộ-lý Võ-khố, lịch lỵ Tuần-Vũ Hà-tịnh, tổng-đốc Nam-nghĩa, Thái-tử-thiếu-bảo, Hiệp-tá-đại-học-sỹ, Thượng-Thơ bộ Họckiêm bộ Hộ, tấn phong “Khánh-Mỹ-Tử”, sung Cơ-mật Đại-thần, sau làm thượng thơ bộ Lễ kiêm bộ Công, thăng Đông-Các-đại-học-sỹ, tấn phong “Khánh-Mỹ-Bá”…cuối cùng là Khánh-Mỹ-Quận-Công. Sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Gia Định , Định Tường , Biên Hòa với hòa ước Nhâm Tuất năm 1862, rồi 3 tỉnh miền Tây với hòa ước Giáp Tuất 1874 , khi chúng bắt đầu đặt nền đô hộ nước ta và khai thác tài nguyên, nhân lực, khi các thương nhân Pháp thường đem theo họ những công cụ cơ khí, các kỹ thuật khoa học để hỗ trợ việc khai thác tiềm năng thiên nhiên của nước ta. Ông Hồ Đắc Trung đã nhận định được cái xu hướng cần phải thay đổi bộ mặt của một xã hội phong kiến với các phương thức sản xuất thủ công lỗi thời, sang việc áp dụng các thành tựu khoa học vào đời sống xã hội nước ta , và ông đã thực hành những suy gẫm và nhân dịnh đó theo cách riêng của ông vì trươc đó biết bao nhiêu bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ , Nguyễn văn Điền đã bị bỏ quên. Tuy là một đại thần của Cơ Mật Viện, quyền hành rất lớn, nhưng ông Hồ Đắc Trung là người trọng nghĩa khí, không ỷ thế để hà hiếp kẻ khác hoặc vơ vét làm giàu. Cụ tính thanh liêm, ngay thẳng, thường bênh vực những tư tưởng cách tân tiến bộ, và các nhân sĩ yêu nước.. Cũng chính thượng thư Hồ Đắc Trung đã vận động giúp một số nhân sĩ có tư tưởng tiến bộ như Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lỗi, Nguyễn sinh Sắc ,Trần Lê Chất, …Năm Canh Tuất (1907), hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín bị mất mùa nặng nề, dân chúng đang lâm vào cảnh lầm than đói kh Đại thần Hồ Đắc Trung đương nhiệm Tổng đốc ở đây ông tận tình giúp đỡ cứu đói rất đắc lực và yêu cầu chính phủ phải miễn thuế cho dân chúng. Năm 1916 Thái Phiên và Trần Cao Vân giả ngư phủ vào câu ở hồ Tịnh Tâm, thành Nội, để bí mật gặp và mời Vua Duy Tân tham gia cách mạng. Nhà vua đồng ý. Đêm 3.5.1916, Vua hoá trang thành một dân quê, rời Hoàng Thành, gặp Trần Cao Văn và Thái Phiên tại bến đò Thương Bạc. Ba ngày sau, do sự tiết lộ của một tên lính bị mua chuộc, Pháp bắt được Duy Tân ở thôn Ngũ Tây huyện Hương Thủy và đưa về giam tại đồn Mang Cá, Huế, Chính phủ bảo hộ buộc Nam triều phải đưa Hoàng đế Duy Tân ra trước Hội đồng Nhiếp chính xử về tội "phản bội." Toàn thể Hội đồng cử quan Đại thần Thượng thơ Bộ Học Hồ Đắc Trung làm chánh án ,ông Hồ Đắc Trung vốn là bạn học của các ông Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân, Thái Phiên . Trong phiên xử ông thay vì tuyên án vua Duy Tân như trong bản án có sẵn của Pháp thì , ông Hồ Đắc Trung làm ngược lại , ông tuyên bố tha bỗng Vua Duy Tân vì ông cho rằng nhà vua bị nhóm nổi loạn lợi dụng tuổi trẻ, hành động sơ suất, có lỗi với Chính phủ bảo hộ nhưng không phạm tội đối với nhân dân VN. Quyết định của vị chánh án đã làm đổi ngược tình thế và đẩy chính phủ bảo hộ vào một thế kẹt . Trần Cao Vân và các đồng chí sau khi bị bắt, đã viết thơ mật cho Thượng thơ Hồ Đắc Trung yêu cầu cứu vua và họ khẳng khái nhận hết trách nhiệm. Trong thơ có câu: "Trung là ai? Nghĩa là ai? Cân đai võng lọng là ai? Thà để cô thần tử biệt!"
Thực dân Pháp bất ngờ và vô cùng tức giận trước hồi mã thương của quan chánh án , chúng không làm gì được , bèn lập tức bắt giam ông cùng nhà Vua nhưng cuối cùng thực dân Pháp phải duyệt y bản án, đày vua DuyTân qua đảo La Réunion ngày 3.11.1916. Vài tháng trước đó, các ông Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu bị đưa ra pháp trường An hoà hành quyết. Một số thân sĩ khác bị giải lên Lao Bảo và Ban và Mê Thuột. Theo phúc trình của Sở Mật thám Pháp nhận định : “… cuộc khởi nghĩa - được chuẩn bị gần một năm - Bị dẹp ngay trong trứng nước với 10 sĩ quan và hạ sĩ quan cẩm đầu bị bắt . Kế hoạch không phối hợp chín chắn, thi hành sớm hơn dự định, nghèo nàn về tuyên truyền và nội bộ lủng củng .Vua Duy Tân cho quân phiến loạn mượn danh nghĩa, không chỉ huy trực tiếp vì thiếu khả năng quân sự lẫn chính trị ….”. Tháng 5 năm 1917, Triều đình Huế được tổ chức lại, nhà vua cử ông Tôn Thất Hân làm vị đứng đầu Cơ Mật Viện kiêm thượng thư bộ Hình, ông Hồ Đắc Trung, Thượng Thơ bộ Lễ kiêm bộ Học, ông Nguyễn Hữu Bài, Thượng Thơ bộ Lại kiêm bộ Hộ; và ông Đoàn Đình Duyệt Thượng Thơ bộ Công kiêm bộ Binh . Từ tháng 10 năm 1925, sau ngày vua Khải Định băng hà và Đông Cung Thái Tử còn du học ở Pháp, triều đình Huế lúc này ngoài Phụ Chánh Tôn Thất Hân và ông Nguyễn Hữu Bài còn các quan đại thần khác có ông Hồ Đắc Trung, Thượng Thơ bộ Học kiêm bộ Lễ; Phạm văn Thụ, Thượng Thơ bộ Hộ kiêm bộ Binh; Võ Liêm, Thượng Thơ bộ Công và Trần Đình Bách, Thượng Thơ bộ Hình…Trong suốt thời gian tham chánh ông Hồ Đắc Trung đã giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong triều đình Huế như Tuần Vũ Hà Tịnh, Tổng đốc Nam Nghĩa, Thượng thơ Bộ Học, Bộ Lễ và Bộ Công, có khi là thầy dạy học vua Duy Tân …và thành viên trong hội đồng Cơ Mật Viện, ông là người thấy rõ các yếu điểm và sự bất lực của triều đại nhà Nguyễn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 trước những cải cách của khoa hoc kỹ thuật trên thế giới và ông nghĩ là phải có một tư duy thực tế trước những diễn tiến của tiến bộ mới có thể phát triễn đât nước lạc hậu chịu nhiều ảnh hưởng của cái học từ chương thiên về lý thuyết mà quên đi phần thực nghiệm. Ông đã thấy rõ ở rằng các kỹ năng lý thuyết Y khoa của người Pháp hoàn toàn xa lạ với Y học Đông phương. Về phương diện thực hành và thực tế thì Y học Tây phương vượt trội hơn. Họ biết điều trị nội khoa bằng thuốc uống và thuốc chích, ngoại khoa bằng phẫi thuật với dụng cụ Y khoa bằng kim loại, bằng thuốc tê, thuốc mê , các biện pháp khử trùng vô trùng , những phát minh của Louis Pasteur , Yersin , Kock … đã làm thay đổi bộ mặt y Khoa thế giới. Tầng lớp quan lại, vua chúa ưa thích các cách điều trị này vì nó có hiệu quả khá rõ. Cách điều chế các dược phẩm của Pháp cũng khác và khoa học hơn, họ sản xuất ra thuốc chích là một cách điều chế thuốc lạ lẫm đối với Đông y. Trong việc khai thác hầm mỏ và điện lực , áp dụng máy hơi nước với các công nghệ tiên tiến , các biện pháp sản xuất dây chuyền làm giảm sức lao động của con người đáng kể và làm cho sản phẩm tốt hơn thúc đẩy kinh tế phát triển . Hệ thống pháp luật tòa án nước ta để bảo đảm cho công việc xét xử , bảo vệ công dân cũng rơi vào bế tắc. Không có quan tòa chuyên nghiệp mà chỉ có những quan chức được bổ nhiệm để xét xử các vụ án, thường là những viên quan đầu tỉnh hay các vị đại thần ,trong việc xét xử không có luật sư để bào chữa. . . Cách điều hành guồng máy tài chính ngân hàng lại là chuyện hoàn toàn xa lạ với xã hội thời bấy giờ. Ngoại trừ ông Hồ Đắc Khải đang làm Thương thư bộ Hộ, còn tất cả các con trai của ông đều được gởi du học tại Pháp và mỗi người, ông đã chọn cho mỗi ngành mũi nhọn của trong tương lai với một ý định rất rõ ràng và chính xác , kết quả hơn mười mấy năm đàu tư cho các con học tập ở nước người
1. Ông Hồ Đắc Điềm đậu Tiến sĩ Luật khoa
2. Ông Hồ Đắc Di đậu Tiến sĩ Y khoa
3. Ông Hồ Đắc Liên đậu Kỹ sư Khoáng học Địa chất.
4. Ông Hồ Đắc Ân đậu Tiến sĩ Dược khoa
5. Ông Hồ Đắc Thứ chuyên ngành Ngân hàng Tài chính tại Đại học Bách Khoa Paris.
6. Ông Hồ Đắc Cần tức Mười Anh
7. Ông Hồ Đắc Luyến tức Mười Em ( thứ xuất )
8. Ông Hồ Đắc Hoài sau cải họ là Huỳnh văn Xuất ( thứ xuất )
Sau khi thành tài, ông gọi tất cả các con trở về nước . Giáo dục trong gia đình ông Hồ Đắc Trung là một loại giáo dục có định hướng và kỷ luật , các con thì đều đựơc hấp thụ một nền giáo dục đa dạng, vừa học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, và chữ Pháp. Tất cả các con gái của ông đều nói và viết tiếng Pháp và chữ Hán thông thạo
Bà Hồ thị Phượng (thứ xuất) vợ ông Ưng Úy. Hồ thị Lang. Bà Hồ Thị Huyên là vợ của ông Ưng Úy–Thượng thư Bộ Lễ , bà là mẹ của nhà bác học Bửu Hội. Bà Hồ Thị Sài (thứ xuất) vợ ông Tham tri Lê Ngô ( con cụ Lê Trinh Hiệp tá bộ Lễ , người Bích La, Quãng Trị). Bà Hồ Thị Chỉ là vợ Vua Khải Định thường là người vừa thông ngôn cho vua vừa trực tiếp đối thoại với Ngoại giao đoàn và các quan chức người Pháp trong các buổi lễ tiếp kiến , tiếp tân vì Vua Khải Định không nói được tiếng Pháp. Bà Hồ Thị Hạnh là Sư Bà Diệu Không, người đã dịch trọn những bộ kinh quan trọng của Phật Giáo như Thành duy thức luận , Du già sư địa luận , Lăng già tâm ấn , Di lặc hạ sanh kinh , Đại trí độ luận , Trung quán luận lược giải , Hiển thật luận....Các con của ông là những người chơi nhạc khí cừ khôi như ông Hồ Đắc Điềm, ông Hồ Đắc Di , Hồ Đắc Ân : xử dụng violon , Ông Hồ Dắc Liên : Clarinet , bà Hồ thị Hạnh ông Hồ Đắc Thứ : piano ,ông anh cả Hồ đắc Khải : đàn bầu , bà Hồ thị Chỉ sử dụng tất cả nhạc khí cổ truyền VN ....Các con thường cùng nhau hòa nhạc trong các dịp lễ tết hay họp mặt trong gia dình , những tác phẩm được mọi người ưa thích là của Chopin , Mozar , J.S.Bach , Vivandi…Nam Ai Nam Bằng , Lưu Thủy Kim Tiền , hò Mái Nhì , có khi tổ chức cả Hát Bội …
Việc dấn thân của các con của ông khi trở về đất nước trở về và ở lại đất nước để phục vụ không những chỉ do ý của họ mà còn là ý chí của cha của họ . Ông Hồ Đắc Trung đã tự vịnh gia đình mình như sau :
Chồng vợ nay đã đặng tám mươi,
Mười con: bốn gái sáu con trai,
Trai đầu khoa bảng quan nhì phẩm,
Gái thứ Cung Phi Đệ Nhất Giai
Ba gái gả nơi sang quý cả,
Năm trai đều đậu đại khoa rồi.
Một nhà hiếu đạo đều đầy đủ,
Trung phần đây biết đố nhà ai ?
Ông Hồ Đắc Trung là người đã duyệt lại bản dịch từ chữ Hán ra chữ Việt bộ sử ký rất quan trọng của Quốc sử Quán triều Nguyễn, đó là bộ “Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu” trong khi ông giữ chức vụ thượng thư bộ Học. Em gái ông là bà Hồ Thị Nhàn tức là sư bà Diên Trường , ngừơi đã lập một thảo am trên đồi Dương Xuân Thượng, thôn Thuận Hòa lập .Thảo am ấy chính là tiền thân của Tổ đình Trúc Lâm Đại Thánh sau nầy. Ông Hồ Đắc Trung cũng là một trong những người góp công sức chính để xây nên tổ đình này , hiện tại trong chùa Trúc Lâm vẫn còn lưu lại một số câu đối của ông đề tặng khi Thiền sư Giác Tiên viên tịch:
Học hạnh khiêm ưu bình tố năng linh nhơn cảnh mộ
Tử sanh vô ngại tu trì định hoạch Phật siêu thăng.
(nghĩa : Học hạnh khiêm ưu thường được người ta mến mộ . Sống chết không ngại tu trì kết quả Phật siêu thăng).
Vị kế Đông sơn phi cụ nhãn yên minh tổ ý
Pháp khai Nam lĩnh thị mê nhơn bất khế Phật tâm.
(nghĩa : Ngôi nối núi Đông, không mắt tỏ sao rõ ý tổ . Pháp mở rừng Nam, nếu người mê, không hiểu tâm Phật) và một bài thơ vịnh về Tổ đình Trúc Lâm
Trúc Lâm Vịnh
Trúc Lâm phong cảnh tối thâm u,
Ẩn tại sơn trung, thiểu lộ du,
Nguyệt chiếu, phong xuy, thân bất động,
Vân lai, vũ khứ, thể vô thù,
Ðầu đầu thủy địa, tâm phương dẫn,
Tiết tiết không tậm, chỉ hướng tu.
Quán trúc tri nhơn, nhơn thị trúc,
Trúc nhơn phi dị, cảnh tưong phù.
Dịch:
Trúc Lâm phong cảnh thật thâm u,
Ẩn tại trong non, khách thiểu du,
Trăng rọi, gió lay, tâm chẳng động,
Mây đi, nước đến, thể không thù.
Ðầu đầu sát đất, tìm phưong dẫn,
Giữa đốt không tâm, chỉ hướng tu.
Thấy trúc biết người, người tựa trúc,
Trúc người không khác, cảnh tương phù.
Ông qua đời vào ngày 24 tháng 2 năm Tân-Tỵ (1941) thọ 81 tuổi , lăng mộ của ông được táng trên một ngọn đồi thông tại sơn phận xã Dương-Xuân-Thượng gần chùa Trúc Lâm.
From: Tran Ngoc Bao <tnbaosg@yahoo.com>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét