“I
revolt; therefore we are” *(Descartes)
Trong ta vốn
đã có những bức xúc, đè nén, phẩn nộ.Tất
cả chìm lắng trong trạng thái tĩnh của nội tại; có nghĩa là chờ đợi một điều kiện
hay cơ hội để bôc phát. Với cái nhìn của Steinbeck một phản kháng không nguyên
nhân “rebel without cause” đó là bung phá
thể hiện trực tiếp, một nhu cầu cần thiết, khẩn trương. Nhưng với cái nhìn
rebel/nutineer của Camus thì hoàn toàn khác hẳn, bởi đối tượng của phản kháng là
giải thoát ra khỏi mọi kiềm chế cho chính mình cũng như cho cuộc đời để đi đến
một cuộc cách mạng mới toàn diện hơn.
Albert Camus(1)đã chia ra làm 5 phần rõ rệt: Con Người
Phản Kháng “Man in revolt” Phản Kháng Siêu Hình ”Metalphysical revolt” Phản Kháng
Lịch Sử ”Historic revolt” Phản Kháng Sắc Thái ”Artistic revolt” và cuối cùng là
Phản Kháng Phương Nam ; mà tác giả gọi là xuyên Nam ”Throught from the South”.
Đó là phản kháng chân lý giữa con người với xã hội.
Một phản kháng trực diện với ngổn ngang, gò đống mà bao thế kỷ qua chưa mấy
quan tâm và lý giải một cách thâm hậu như vậy.
Trong phần dẫn nhập,
ở những trang đầu và cuối tập tiểu luận triết học (L’essai
phylosophique) Con Người Phản Kháng (L’Homme révolté/Man in revolt). Camus muốn
tỏ cho chúng ta thấy một chân lý sống thực, không hoa mỹ tình cảm hay một tu từ
nào khác để che lấp một thứ ngôn ngữ trá hình, bịp bợm mà nhằm mục đích hướng tới
sự thật đầy sinh động để kiềm chế mọi dục vọng có thể xẩy ra hoặc dùng một thứ
ngôn từ mê hoặc mang nặng tính từ chương tích cú trong tác phẩm của ông. Nhưng
dẫu là gì đi nữa; cái còn lại là làm sao sáng tỏ được vấn đề một cách phấn khởi
cho một tiếng nói trung thực của một con người trung thực.
Cho nên tinh thần phản kháng của Camus là lùng kiếm sự
thật một cách sáng tạo để tránh sự “ngộ nhận” Le malentendu/The
misunderstanding trong một lý giải cực kỳ tối thượng; mà đôi khi đưa tới sự tuyệt
vọng đã đánh mất niềm tin của tôn giáo, làm méo mó tư tưởng của Nietzche và lý
thuyết của ông trong tác phẩm Bên Ngoài Cái Tốt và Cái Xấu (Beyond Good and
Evil) và ngay cả nỗi đau trong Anh Em Nhà Họ Karamazov của Dostoesky, nhưng được
một điều đánh hạ được chủ thuyết Karl Marx mà họ xây dựng và khống chế một cách
mù quáng đem lại biết bao mất mát lớn lao về ý thức của giá trị làm người và tước
đoạt những quyền lợi khác, duy trì bạo lực độc tài của thời Stalin, rình rập, bắt
bớ, xây dựng những trại tập trung để bảo vệ chuyên chế, điều đó chỉ đem lại sự
phẩn nộ và gây ra chiến tranh mà thôi.
Do đó những tác phẩm của Camus ít nhiều có những đòi hỏi
cấp bách. Nhưng chắc chắn một ngày nào đó người ta sẽ tìm ra câu giải đáp cho
những luận cứ đã nêu và đưa tới một suy tưởng có tính lý luận và tạo cho chúng
ta một ấn tượng sâu xa về cái lối đối xử được trọn vẹn mà không quá hồ lốn…”
Mais peut-etre qu’un jour on trouvera
justement la reponse à ces questions dans les essais de pensée, comme les mien,
donnent l’impression d’un arbitrair désordonné.
(M. Heidegger)
Camus đã xác định được sự bức
xúc đó để gây nên một phản kháng mãnh
liệt do từ những tội ác tính dục và những tội ác gây ra bởi luân lý đạo đức mà
tất cả những biện chứng đó phát khởi từ cố ý hay từ dự mưu mà ra. Chúng ta đang
lao mình vào cái thế giới đầy dự mưu, toan tính. Những tội phạm ngày nay không
còn là hành động vô ý, vô tứ của bọn trẻ con như ngày xưa đã viện lẽ về tình
cảm để được bảo vệ. Trái lại ngày nay mọi sự đã trưởng thành và những chứng cứ
đó không thể chối bỏ được; chính là nhờ vào triết học lý luận để bao che mọi
thứ; ngay cả việc biến đổi kẻ giết người thành quan toà xét xử.
Albert Camus không mang lại cho
chúng ta những tu từ (rhetoric) của người hùng biện hoặc bất cứ một thứ nghệ
thuật nào khác để thuyết phục. Nhưng ở đây Camus cố gắng sáng tỏ về khả năng
của mình. Những tác phẩm của ông có tính lý luận logic hơn tính văn
chương.Trong cuốn Thần thoại Sisyphe (Le Mythe de Sysyphe) diễn đạt bằng tĩnh
niệm (meditation) về sự-sống và không-sống tợ như hành động của tự sát. Còn
cuốn Con Người Phản Kháng là bắt đầu một tâm trạng lắng đọng để kéo dài cái sự
dai dẳng, dẳng dai, để chuẩn bị ngấm ngầm về một hành động phản kháng nội tại (act
of rebellion). Nếu chúng ta quyết định sống, mà điều đó phải là; bởi chúng ta
đã quyết định thì quyết định đó thuộc về cá thể hiện hữu tất phải có một giá
trị thực tiễn hơn; còn nếu như quyết định đi tới phản kháng, mà điều đó phải
là; bởi chúng ta quyết định như một qui luật xã hội mà con người đang sống. Điều đó cũng được xem như một giá trị thực tiễn, nhưng
mỗi trường hợp đều có giá trị và vị trí riêng của nó chớ không phải là việc làm
“hiến dâng” Given!
Cũng đừng xem đây là trò chơi ma
giáo, ảo tưởng đối với tôn giáo hoặc
đối với triết học. Người ta cần phải suy diễn vấn đề từ điều kiện của cuộc sống
để chấp nhận sự đau đớn xẩy ra. Giá trị xã hội là qui luật đưa dẫn tới một ngụ
ý trong sự bi thảm của định mệnh và rồi người ta sẽ đem lại niềm hy vọng sáng
tạo của riêng mình.
Camus tin tưởng rằng phản kháng
là một trong những ”khuôn phép thiết yếu” của nhân loại, điều ấy không phải là vô bổ để từ chối hiện thực lịch sử.
Lý thú hơn để chúng ta tìm hiểu trong đó cái lý chính của hiện hữu. Nhưng cái
sự phản kháng tự nhiên đó được xem như thay đổi phần nào nhân tố trong thời đại
chúng ta đan sống. Không còn kéo dài sự phản kháng giữa người nô lệ với chủ
nhân, kể cả việc tranh chấp giữa nghèo và giàu. Phản kháng nầy còn được gọi là
phản kháng siêu hình, con người phản kháng là chống lại những điều kiện ngược
đãi trong cuộc đời, chống lại những gì gọi là tự tạo creation itself để rồi
khát vọng đó được sáng tỏ và hợp nhất với tư tưởng. Cho dù có tương nghịch về
phiá qui lệnh; nhưng ít ra cũng làm sáng tỏ con đường mà Camus đã vạch ra.
Ông đã nhìn lại lịch sử của
siêu-hình-phản-kháng để bắt đầu lại cái tuyệt đối phủ nhận của Sade, cái bất
chợt của Baudelaire và cái lịch lãm lạ đời của Stirner, Nietzche, Lautréamont
và ngay cả trường phái siêu thực. Thái độ của Camus như tiên đoán được cái gì
khác lạ chớ không còn mang lại một thứ tình cảm nào khác hơn và mỗi lần như thế
đã cho Camus những điều hay ho và mới lạ; để rồi
khám phá ở André Breton cái tâm chất đương đại “contemporary-mind”. Đó
là cái Camus tìm thấy ở lịch-sử-phản-kháng trong một chính sách có ý thức hơn.
Đối tượng chính là sự hiện hữu để vẽ lên một cái
gì riêng biệt và rõ nét giữa phản kháng và cách mạng của con người. Ỏ đây; và
không phải là lần đầu ý niệm của Camus đến gần với thuyết vô-thừa-nhận (vô chính
phủ) để thừa nhận rằng cuộc cách mạng là
luôn luôn chính nghĩa để từ đó thành lập một tân chính phủ có thừa nhận sự bình
đẳng của con người, trái lại phản kháng là một hành động không sắp đặt sẳn có, mà
đó là một sự tự khởi quyết liệt spontaneous protestation.
Camus phơi bày tư duy của mình qua tác phẩm L’Homme
revolté như một dữ kiện, như nhắc nhở: tránh lùi bước trong tuyệt vọng hay tình
trạng thiếu hoạt động mà hãy đứng dậy.Camus đưa tư tưởng của mình một cách có
giới hạn: ”chúng ta biết rằng, chúng ta đã trải qua lâu dài để thẩm định giữa
phản kháng và triết thuyết hư-vô (nihilism) thì sự phản kháng hay không phản kháng
là cả một giới hạn cách biệt nhưng lịch sử đã chứng minh một cách cụ thể và thích
đáng và biểu hiện được giữa những người nô lệ mà lằn biên đó không còn là một
giới hạn cố hữu”.
Để vượt ra khỏi cái định mệnh khắc khe đó chúng ta cần
có một cuộc cách mạng về trí tuệ, nếu muốn có một đời sống còn lại.Vậy chúng ta
quay về một lần nữa nguồn gốc của sự phản kháng và lôi kéo cái hứng khởi từ hệ
thống tư tưởng; đó là niềm tin xuất phát ngay buổi ban đầu. Dù rằng sự thừa nhận
đó có giới hạn.
Camus đã trích dẫn những lời lẽ của Tolain: ”Les être
humains ne s’émancipent qu’au sein des groupes naturels” Nhân loại tự giải thoát
cho chính mình,chỉ dựa trên căn bản tập đoàn tự nhiên để hành động.
Ngăn cản không có nghĩa là đi ngược lại của phản kháng.
Bởi vì phản kháng đã mang lại cho chúng ta bao điều hay để chống lại sự cản trở
và biết độ lượng mesure/moderation cái gọi là phản kháng; do đó chỉ còn lại duy
nhất tinh thần phản kháng đó là một đối kháng bất hủ và sáng lập được vai trò làm
chủ một cách thông
minh sáng suốt. Bởi trong chúng ta đã mang thân phận lưu
đày, tội ác và phá hoại. Nhưng bổn phận chúng ta là cởi trói toàn diện trên điạ
cầu nầy, đó là cuộc chiến của chính chúng ta và cho những kẻ khác. Giữa cuộc đời
này không có sự qui hàng một cách dể dàng như thế được; ngọn nguồn của hình thức đó còn tồn tại thì điều kiện đó
còn dấy động. Cho nên chỉ còn lại sự thật, sự thật của đời người như luôn luôn
nhắc nhở chúng ta đứng dậy chống lại mọi thủ đoạn man rợ và không có một thể thức
nào thay đổi được lịch sử.
Những trang cuối của L’Homme
Révolté. Camus đã đưa lên tột đỉnh sự hùng biện về chân lý làm người ngỏ hầu
làm phấn khởi lòng tin tưởng và hài hòa tiết điệu trong những trang sách mang
tính lý luận nhân bản. Con Người/L’Homme ở đây không còn là cá thể mà trở nên
quần chúng trong thân-phận-con-người mà định mệnh đã gắn liền destiny/destinée.
Phải hiểu rằng: ”Phản kháng không
phải là mất đi sự hiện hữu, sự sống còn và cũng không xa lạ gì với tình yêu” -That
rebellion cannot exist without strange form of love. Không tính toán thiệt hơn,
mà vì lợi ích chung của cuộc đời và sự sống còn của con người. Trong mọi chiều
hướng nào, chúng ta hết lòng khoan dung để hướng về tương lai được tươi sáng và
an tâm hơn.
Năm 1951 năm phát hành tập tiểu
luận Con Người Phản Kháng, Camus đã trả lời một số câu hỏi được đưa ra. Trong
đó có những câu hỏi hóc búa: - Ý niệm
gì giữa con người và công lý có được phép hổ tương nhau để giải trừ những điều
mà người dân đang đương đầu đối kháng với những kẻ phá hoại? -Dưới ba hình thức
mà ở đây coi là tối thượng: Tâm lý, chính trị và luân lý. Một trong những điều
trên được xử lý song phương như đã dẫn ở trên.
En 1951 au moment de la parution
de L’Homme Révolté répondre à une seule question: quelle idée de l’homme et de
la justice peut offrir l’antidote permettant de civiliser des conflits
destructeur?Sur les trios scenes où il s’exprime: Philosophique, politique et
moral.Une même dualité transparâit…
Dù sao đi nữa tinh thần phản
kháng nằm dưới bất cứ lý do nào cũng không thể giải thích một cách trọn vẹn, ngoại
trừ chúng ta chấp nhận để đi tới sự thẩm tra về những thái độ của nó như thử
giả vờ để chinh phục lấy nó. Có lẽ điều đó làm cho chúng ta phải khám phá nguồn
cơn trong công cuộc hoàn thành sứ mạng cai trị với
luật lệ hành động; đó là điều hết sức ngu
xuẩn, không thể đem lại cho chúng ta, ít ra
cũng sẽ tìm thấy được phương án nào về con người hoặc như nhiệm vụ phải chem
giết để cuối cùng chỉ còn lại niềm hy vọng như một niềm tin mới.
Đã làm người sinh ra tất chúng ta
có quyền từ chối những gì đã xẩy đến với chúng ta;vấn đề là phải nhận thức được
sự chối bỏ đó là điều đưa tới sự phá hoại tự nó hay do từ kẻ khác. Tinh thần
phản kháng có nhất thiết chấm dứt trong vai trò hợp lý của bọn đồ tể giết người
giữa cái vũ trụ nầy? Hay là, hoặc là, trái lại; không còn tham vọng nào hơn để
khiếu nại cái vô tội đó là điều không thể được, ắt hẳn phải tìm cho ra lẽ cái
nguyên lý của một lý do đưa tới tội ác.
Vậy tinh thần phản kháng của
Albert Camus trong Con Người Phản Kháng cũng như những tác phẩm khác đều mang
tính chất phản kháng có sách lược không phải là một ý thức ngu xuẩn; ngược lại
một ý thức tâm lý, giống như cái tôi suy tư ”cogito” nằm trong lãnh vực tư
tưởng. Cho nên cái sự phản kháng (rebellion) là để giải thoát uẩn khúc ra khỏi
cơn cô độc tự tại. Đó là tâm lý chung; mà
ngay cả Descartes cũng phán ra rằng: ”Tôi phản kháng, vậy là chúng ta hiện
hữu”. Chúng ta có thể ghi nhận cái giá trị tinh thần phản kháng đó.,nếu sự kiện
còn tồn tại thì ngay chúng ta phải xác định cụ thể; nhưng cơ sở thẩm định giá
trị đó chính là tinh thần phản kháng giữa con người và xã hội. Cho nên ta chối
bỏ hay phủ nhận mọi sự đoàn kết thì lập tức tự hủy hoại đến danh hiệu của mình
không còn đáng gọi là phản kháng nữa. Muốn tồn tại chúng ta phải biết ”bảo trì
tư tưởng” tức là phải tôn trọng cái giới hạn của nó và tinh thần phản kháng tự
tìm thấy tại nơi chính mình. Tư tưởng phản kháng là một trạng thái khẩn trương
dành cho những tinh thần thật sự phản kháng trong tư thế thanh cao diệu vợi xuất
phát từ nguyên sơ cho tới khi phát động.
Camus đã kết hợp chặt chẽ kinh nghiệm sống, kiến
thức sâu xa, tìm hiểu về tâm lý xã hội học, văn chương nghị luận của triết học.
Gần như một tư cách chính trị. Camus sẵn sàng bày tỏ cái chân lý phản kháng của
những năm trước đây, trước những điều mà Camus không mấy yên lòng, những điều
trái ngược lại cho chính ông. Camus nói: ”Tôi không muốn trở thành một thiên
tài về khoa triết học” Ông cảm thấy rằng quá
trình của những cuộc cách mạng đã chứng minh là kẻ sát thủ dưới danh hiệu hạnh
phúc cho tương lai (giả tạo). Nhưng giờ đây Camus cảm thấy điều đó là khẩn
thiết để tìm thấy được chủ nghĩa nhân bản mới. Ông đã đưa ra câu hỏi: ”Thế nào để chắc chắn rằng con
người chấp nhận sự chọn lựa kẻ sát thủ dưới danh xưng là phản kháng và điều đó
trở thành một cuộc cách mạng ?”
How did certain men accept collective murder in the
name of revolt, which became
revolution?
Những chiến sĩ là những con người có quyền phản kháng để
trở thành những nhà cách mạng chuyên nghiệp mà họ đã tạo dựng ra được một chính
phủ có chính nghĩa cho chúng ta ngày hôm nay.
The spirit of rebellion can exist only in a society
where a theoretical equality conceals great factual inequalities.
Tinh thần phản kháng chỉ có thể hiện hữu trong một xã
hội mà nơi đây có một lý thuyết bình đẳng mà lại che dấu không biết bao nhiêu sự
thật của bình đẳng. (A essay On Man In Revolt. P.20 The Rebel. Albert Camus) .
VÕ CÔNG LIÊM
(ca.ab. 1/1/2011)
* ”Tôi phản kháng,tất chúng ta hiện hữu” Descartes
(1) Albert Camus.
Sanh:1913 ở Mondovi,Algeria.
Chết: Jan.4.1960.Tai nạn xe hơi. Ở Pháp.
Sau khi đổ cử nhân triết học. Ông đã làm nhiều nghành nghề khác nhau.
Nhận giải thưởng văn chương Nobel 1957.
TÁC PHẨM ĐỂ ĐỜI :
- Thần Thoại của Sisyphus/The Myth of Sisyphus/Le
Mythe de Sisyphe
- Người Khách Lạ/The Stranger/L’Étranger
- Con Người Phản Kháng/The Rebel/L’Homme Révolté
- Lưu Đày và Quê Nhà/The Exile and the Kingdom/L’Exil
et le Royaume.
- Caligula và Ba Vở Kịch Khác/Caligula and Three Other
Plays/Caligula,Le Malentendu.L’Etat de siege,Les Justes..
- Dịch Hạch/The Plague/La Peste.
- Sa Đọa/The Fall/La Chute.
- Chiếm Hữu/The Possessed/Les Possédes.
- Đối Kháng,Phản Kháng và Cái Chết/Resistance,Rebellion
and Death/Actuelles. A. Selection.
Và Nhiều Tác Phẩm Giá trị Khác.
SÁCH ĐỌC :
- The First Camus.by Ellen C.Kennedy. Alfred A.
Knopf.NY.USA 1976
- The Rebel. Albert Camus by Anthony Bowwer. Alfred A.
Knopf.USA 1982
- L’Homme Révolté. by Albert Camus. Librairie
Gallimard. Paris
FR. 1958
- La Juste Révolte by Denis Salas. Michalon.Paris.
FR.2002
- Albert Camus(A Life)/Albert Camus (Une Vie) by
Olivier Todd. Gallimard. Paris
1996(English/French)
- Sương Tỳ Hải/Albert Camus bản dịch của Bùi Giáng.NXB
. An Tiêm 1972.
(Đọc xong và hiệu đính :Nov/ 2010 - Jan/2011.vcl)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét