HÀNH TRÌNH DƯỚI BÓNG CỦA CÁI
CHẾT
Nhật
Chiêu
Nhà
văn mang nhiều tố chất “Mỹ” nhất trong văn học Mỹ có lẽ là William Faulkner
(1897-1962) và là một trong những cây bút hàng đầu của văn học thế giới, chiếm
giải Nobel năm 1949.
Sáng
tạo của Faulkner gây ảnh hưởng sâu rộng lên văn chương Châu Mỹ La Tinh, Pháp,
Nga… nếu không muốn nói là toàn cầu.
Ông
ra đời ngày 25 tháng 9 năm 1897 ở bang Mississippi.
Mississippi
của miền Nam đi vào tác phẩm của ông, được hư cấu thành Yoknapatawpha, một
trong những lãnh địa văn chương sống động nhất, u ẩn nhất từng được tạo dựng.
Yoknapatawpha.
Đó là một lãnh địa huyền thoại nằm giữa những đồi cát và dòng sông đáy đen. Nó
xuất hiện trong hầu hết tiểu thuyết và truyện ngắn của Faulkner, đặc biệt trong
tứ đại Kỳ thư.
·
Âm thanh
và cuồng nộ (The Sound and the Fury
- 1924)
·
Khi tôi nằm
chết (As I lay Dying - 1930)
·
Nắng tháng
tám (Light in August - 1932)
·
Absalom,
Absalom! (1936)
Tất
cả tiểu thuyết ấy đều thể hiện một thế giới bi thảm, đầy bóng tối cay đắng và tội
lỗi, đầy đoạn trường, những tan nát của thiên nhiên và xã hội. Nhưng cũng đầy
nghị lực và lòng bao dung.
Tất
cả tiểu thuyết ấy đều được dựng theo một nghệ thuật tự sự tân kỳ, biểu hiện hơn
là kể, xoá nhoà thời gian, khơi gợi tiềm thức, độc thoại nội tâm, đa bội giọng
điệu, đa bội điểm nhìn… Do vậy, Khi tôi nằm
chết không có người kể chuyện bao quát. Chỉ nghe những độc thoại nội tâm
qua chừng 60 phiến đoạn với 15 nhân vật trên những cấp độ ý thức khác nhau.
*
* *
Có
thể nói Khi tôi nằm chết là lịch sử nội
tâm của gia đình Bundren, bắt đầu bằng cuộc hấp hối của bà Addie, rồi cuộc hành
trình đầy phiêu lưu qua nước lũ và lửa thiêu trên những con đường uẩn khúc của
Yoknapatawpha để đưa xác bà về nghĩa trang gia đình ở Jefferson thể theo di
ngôn người chết.
Tác
phẩm miêu tả cuộc hành trình thể lý diễn ra trên đường cũng như cuộc hành trình
tâm lý diễn ra trong hồn, quay cuồng giữa bóng tối và ánh sáng mà mà các vai diễn
là bà Addie, ông Anse cùng các con trai Cash, Darl, Jewel, Vardaman và cô con
gái duy nhất là Dewey Dell.
Trong khi nằm hấp hối, bà Addie buộc chồng là
Anse hứa đưa xác mình về Jefferson chôn cất. Để báo thù chồng về cuộc sống
chung bất hạnh. Và bà đã từng cắm sừng chồng.
Cuộc
hành trình đưa đám ấy phải trải qua bốn mươi dặm đường. Mỗi người đưa đám trong
gia đình đều có tâm tư và ý nguyện riêng. Đến Jefferson là thực hiện ý người chết
mà cũng là thực hiện những niềm riêng ấy.
Anse
toan tính sẽ làm bộ răng giả nhằm lấy lại phong độ của mình. Ông và bà Addie đồng
sàng dị mộng. Và không chỉ là răng giả…
Cash
là trưởng nam, người đóng quan tài cho mẹ. Anh bị gãy chân khi vượt dòng sông
lũ. Cam chịu đau đớn, anh nằm trên nắp quan tài cho đến cuối cuộc hành trình với
ống chân bó ximăng!
Darl
là người con thứ, rất nhạy cảm. Anh biết cuộc hành trình này là vô lý và tai họa,
có thể làm tan rã gia đình. Nên anh nổi lửa định hỏa thiêu xác mẹ và chấm dứt
chuyến đi. Thất bại, Darl bị đưa vào viện tâm thần vì Anse sợ phải gánh lấy
trách nhiệm.
Jewel
là con ngoại hôn của bà Addie. Tình nhân của bà là mục sư Whitfield. Jewel luôn
liều mình cứu quan tài của mẹ qua những cơn nước lửa…
Vardaman là con trai út. Cậu được hứa hẹn
sẽ có chuối ăn và đồ chơi tàu hỏa khi nào đến nơi. Cậu đục quan tài cho mẹ thở
và tin mẹ là một con cá. Dù rất ngây thơ, cậu cũng cảm thấy đau khổ vì những mất
mát gia đình.
Dewey Dell là cô con gái bất
hạnh của gia đình. Cô chỉ mong tới được Jefferson để mua thuốc phá thai với số
tiền mà người tình đã cho. Cô gái khờ dại này sẽ làm chúng ta sửng sốt ở cuối
truyện, khi cô ta hung hãn lao vào Darl, hé cho ta thấy những chỗ khuất tăm tối
trong hồn người.
Cuối cùng, cuộc hành trình
cũng kết thúc. Xác bà Addie nặng mùi cũng được chôn cất ở Jefferson.
Nhưng hầu như chỉ có một mình ông
Anse là thỏa mãn, hăng hái giới thiệu người vợ mới trước những đứa con tan nát
tâm hồn. “Đây là bà Bundren”, ông nói ở cuối tác phẩm.
*
* *
Con
đường mà gia đình Bundren dấn bước dưới bóng của cái chết là hình ảnh thu nhỏ của
Đường Đời. Con người bước đi trong cái bóng của đời sống và cái chết. Qua bi và
hài. Qua nước và lửa. Qua mê và tỉnh. Qua dục vọng và đớn đau. Qua hợp và tan.
Qua ước ao và thất vọng. Qua ngôn từ và hành động. Qua phi lý và nhân quả. Qua
bất nhân và tình người. Qua hèn mọn và cao cả…
“Cuộc
đời thúc ta như con ong huyền bí”, theo nhà thơ Emily Dickinson.
Và
cái chết cũng thúc ta như con ong huyền bí, chứ gì?
Là
một tiểu thuyết ngắn, Khi tôi nằm chết
vẫn đạt đến tầm mức một kiệt tác lớn lao, sâu thẳm, dung hợp được những tố chất
tương phản trong đời sống và văn chương với một nghệ thuật hư cấu đầy cách tân,
táo bạo của một bậc thầy ngôn ngữ.
N.C.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét