Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

PHIÊU LÃNG MÙA ĐÔNG, PHẦN 2

TRẦN NGỌC BẢO
 
Rời lò gốm, nhóm lãng du đi bộ tà tà dọc theo bờ sông Ô Lâu. Nhìn thấy một cây bông màu đỏ, Dũng Silk chụp hình bằng iphone và gửi liền cho hộp thư KMH và đố là cây chi. Không ngờ nhận được lời giải rất nhanh của Nguyễn Văn Thảo ở tận Mỹ Quốc. Đó là cây bông lẹo.
Vậy thì những bụi cây ở hậu cảnh tên gọi là gì đây?



Câu đố này dĩ nhiên là dễ nhưng đưa ra lời giải hay mới khó.



Câu đố thứ hai: bông này được người ở Huế, Bắc, Nam gọi tên khác nhau thế nào?



Giữa đường gặp một cây vươn cành ra ngoài hàng rào, rụng trái xuống đường - trái to bằng nắm tay, hình trái soan, vỏ và cơm màu vàng rực, nhiều bột, rất ngọt, hột to màu nâu. Anh Dũng tiếc của trời, dùng dù khèo xuống 1, 2 trái. Trái này ở Huế gọi là chi? Miền Bắc gọi là gì?



Nhẩn nha tới bến Cây Thị tức là gần đầu làng, nhóm lãng du ra bến sông chơi.



Bên kia sông có người cất rớ (miền Bắc gọi là . . . ?)



Bờ sông có nhiều lau trổ cờ

 

Đến bến Cây Thị 2, Phú ra sông cất rớ



Bích Vân cũng ra kéo rớ, nhưng sau đó kêu oai oái vì rớ nặng quá dù kéo lên không có con cá nào mà lại có nguy cơ bị rớ kéo xuống sông. Hiệp sĩ Phú vội ra tay kéo phụ.



Làm ngư phủ không được thôi thì bỏ bến lên bờ



BV làm người mẫu giữa ngàn lau


Ngồi chơi trên bến Cây Thị, nhìn sông nước Ô Lâu



WC dành cho du khách, một ngôi nhà gạch, lợp ngói đỏ cạnh dòng sông, giữa một vùng cây cỏ sum sê trông thật thơ mộng.

Lên xe, du khách còn ngoái lại nhìn con đường làng lát gạch tinh tươm, phủ bóng cây xanh và dòng sông nước đang dâng cao cuồn cuộn.Ngôi làng thật yên tĩnh, vắng lặng.

Cách cổng làng Phước Tích không xa là làng Mỹ Xuyên, nổi tiếng về nghề mộc mỹ nghệ. Sản phẩm của làng này gồm có tượng gỗ, hoành phi, đối liễn, trường kỷ, sập gụ, trang thờ, v.v. nhưng hình như không tổ chức nơi trưng bày sản phẩm như ở làng Phước Tích. Thợ của làng có lẽ đều đi làm ăn xa. Họ đi đến các thành phố, nơi có thị trường rộng lớn. Trên đường Điện Biên Phủ, Huế, cũng có một cơ sở mộc Mỹ Xuyên.

Đi tiếp khoảng 4km là làng Ưu Điềm. Tên này là đọc trại của chữ Ưu Đàm, theo truyền thuyết Phật giáo, là tên loài hoa Udumbara, được phiên âm là Ưu đàm bát la, ba ngàn năm mới nở một lần. Hoa chỉ nở vào thời của một vị vua anh minh, gọi là Chuyển Luân Pháp Vương, là một vị vua đạo đức cao vời, truyền bá chánh pháp, hoặc nở trong thời có một Đức Phật xuất hiện. Theo sách Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An (1553) thì làng này có cây hoa ưu đàm và chùa Ưu Đàm. Chùa và làng có từ khi nào không ai biết, nhưng chùa làng còn lưu giữ  tượng Phật và Bồ Tát Quan Âm làm bằng đất sét, cốt tre, sơn son thếp vàng. Cạnh chùa có am còn những di chỉ khảo cổ của người Chàm, như tượng thần Shiva (nhưng được gọi lầm là tượng Phật Lồi (Lồi hay Hời có nghĩa là Chàm, hay Chăm, hay Chiêm Thành), tượng linga, phù điêu.
Nhóm phiêu lãng không dừng ở Ưu Điềm mà khi đến ngã ba, giao lộ gữa đường 49B và tỉnh lộ 4 thì rẽ phải theo tỉnh lộ 4 để về xã Phong Chương thăm lăng Nguyễn Tri Phương.

(còn tiếp)

Không có nhận xét nào: