< -- Chân dung Bùi Giáng - Ảnh Đào Trung Phụng
Câu hỏi trên một lần nữa xin phép được nêu lên với anh Nguyễn Thanh Hoài - người cháu từng sống gần gũi nhất với thi sĩ Bùi Giáng trong những năm tháng cuối đời ông tại căn nhà nằm trong một đường hẻm thuộc Q.Bình Thạnh, TP.HCM.
* Là người sống cạnh thi sĩ Bùi Giáng suốt 18 năm cho đến khi thi sĩ qua đời, hẳn anh biết rõ và nhớ rõ sinh hoạt thường ngày của tác giả Mưa nguồn?
- Vâng, tôi nhớ rất rõ về sinh hoạt thường ngày mà người trong nhà xem là có phần "bất thường" của ông cụ. Cứ mỗi sáng ông thức dậy rất sớm, khoảng 3 - 4 giờ, yên lặng ngồi thiền khoảng một tiếng đồng hồ. Sau đó ông bắt đầu lên tiếng, khi thì kể chuyện xưa, chuyện nay một mình, khi thì đọc dăm bài thơ với giọng sang sảng. Đôi lúc ông lại mắng này mắng nọ, to tiếng như để đánh thức cả nhà dậy cùng. Sau này có lần ông nói với tôi rằng ông không muốn mọi người "ngủ nướng", vì ông cho rằng bầu thanh khí dồn tụ ngẫu nhiên, đậm đặc vào buổi sáng sớm, không dậy mà hưởng thì rất uổng. Ông la hét một thôi một hồi rồi leo rào để đi ra đường. Thường thường nơi đặt chân đầu tiên trong ngày của ông là một quán cà phê "cóc" nào đó. Ông gọi cà phê đen để uống và để nhìn thiên hạ qua lại lúc đèn đường còn sáng cho tới khi mặt trời lên. Đó là thú vui không thay đổi của ông suốt mấy chục năm cuối đời.
Những sáng sớm ấy, ông thường rủ rê con cháu đi theo, nhưng giờ đó còn quá sớm không ai đi được. Vì thế ông đơn độc ra đường, hễ uống xong ly cà phê là ông chuyển qua uống rượu và rong chơi khắp Sài Gòn bất kể mưa nắng. Ông đi bộ là chính, nhiều khi đi suốt ngày - nếu có về nhà cũng chỉ nghỉ chân một lát, sau đó lại tiếp tục ra khỏi nhà, là đà lãng đãng trên đường trong cơn nửa say nửa tỉnh. Khi nào về nhà, ông thường mang quà phân phát cho mấy cháu nhỏ trong nhà, cất những bài thơ đã làm, ăn qua loa vài miếng cơm, rồi... đi nữa! Nếp sinh hoạt đó cứ đều đặn lặp đi lặp lại cho đến khuya ông mới chịu dừng bước. Thông thường trước khi đi nghỉ, dầu nhâm nhi rượu trắng suốt ngày ông vẫn ngồi thiền khoảng một tiếng mới ngả lưng xuống giường. Còn như những lúc quá say thì "bạ đâu ông nằm đó", những lúc ấy gia đình phải ẵm ông vào phòng mới được.
* Trong thời biểu rong chơi đó, có khi nào thi sĩ Bùi Giáng phá lệ để ở nhà khóa cửa phòng văn không?
- Dĩ nhiên, những ngày đau ốm ông không đi đâu được nên phải ở nhà. Song ông không ở "phòng văn" mà treo võng giữa hai gốc cây ngoài sân để đu đưa "thưởng thức cơn sốt mùa hè" đang nhập vào cơ thể. Một điều khá đặc biệt nữa là sinh hoạt rong chơi của ông như được diễn ra theo một chu kỳ riêng. Nếu đi rong chơi 2 tháng, 2 tháng tiếp theo ông chỉ ở nhà, không bước chân ra đường và không nói một lời nào với bất kỳ ai, dù là người trong nhà. Ông chỉ gật đầu khi đồng ý và lắc đầu khi từ chối điều gì. Ông im lặng, lủi thủi chăm sóc cây cối trong vườn. Một bữa, ông lấy đá khoanh một khoảng đất nhỏ để trồng rau muống, rau lang. Trong vườn có nhiều cây ăn trái như mít, xoài, mãng cầu, vú sữa, đều được ông nâng niu, chăm sóc kỹ lưỡng. Những giờ "rảnh rỗi" ở nhà, không phiêu bồng phố thị, ông lại lục lọi quần áo rách ra để khâu vá, hoặc giặt giũ áo quần, sắp xếp lại căn phòng bừa bộn.
Ông rất thương những người bán ve chai, nên đi tới nơi nào ông cũng ngó quanh ngó quất xem có món nào người ta vứt đi để góp nhặt. Những thứ nào còn xài được, bán được, từ chai xì dầu đến miếng nhựa bên đường, ông đều lượm bỏ vào bao mang về nhà chất đó, đợi đến khi mấy cô mua ve chai đi qua nhà, ông gọi vào trân trọng đem ra tặng mấy cô ấy. Ông nói mấy cô ấy tuy số phận và công việc có cực nhọc, nhưng so với các nữ hoàng, các nàng công chúa, các tài tử xinê nổi tiếng như Marilyn Monroe, hoặc Brigitte Bardot, thì thân xác dung nhan có khác gì nhau?
Cái tâm bình đẳng nơi ông không chỉ đối với tài tử giai nhân và những người đẹp ve chai trẻ già bé lớn, mà dường như hết thảy ai ai ông cũng xem như nhau, không phân biệt thành phần, tuổi tác. Đối với ai, ông cũng xem là "ngẫu nhĩ tồn sinh" nhất là khi uống rượu như ông từng hét trước sân nhà: Rồi đây tôi sẽ nhớ nhung. Cái ly rượu đế vô cùng trần gian. Có người vô tình hỏi ông uống suốt ngày làm chi vậy, ông khoa tay đọc mấy câu: Bấy nay gặp gỡ cười chào. Con đâu có biết cái đầu tiên ông. Nghĩa là ông rất phiêu bồng. Đầu tiên rất mực cuối cùng ông điên...
* Như thế thì thi sĩ của chúng ta "điên rất là sáng suốt" chứ anh?
- Theo tôi, ông chỉ "điên" có lúc, có ngày... Mà thật ra, tôi nghĩ, trong thẳm sâu của đời sống thi ca và thực tế sinh hoạt thiền mỗi sáng mỗi tối của ông thì không thể nói là ông "điên" được. Là người sống gần gũi với ông từ năm 1985 cho đến khi ông qua đời, nên tôi biết nhiều chuyện riêng mà ông kể vào những lúc ngồi bên nhau và tôi rất quý trọng, rất thương ông.
Có một lần tôi hỏi ông: "Cháu thấy bác còn tỉnh táo và khôn hơn người ta cả trăm lần nhưng ai cũng nghĩ bác "điên", cháu thấy bác "giả bộ" hay thật"! Nghe vậy ông đáp: "Tao là con trai cả ở trong nhà, nhưng vì mẹ tao làm vợ thứ, nên tao trở thành con thứ sáu, gọi là Sáu Giáng. Tuy thế, vì tao là anh cả nên trong nhà từ chuyện nhỏ cho đến chuyện lớn, tụi nó đều bắt tao phải đứng ra giải quyết, nên chi thôi tao điên cho nhẹ người. Vì vô lẽ ăn rồi cứ đứng ra giải quyết ba chuyện trời ơi, đã điên thì làm sao mà đứng ra giải hòa cho được".
Nói thì nói thế, chứ ông "điên" vì mọi người chung quanh và vì thế giới này còn có hằng hà sa số người "quá tỉnh" trong giấc mộng kim tiền, danh vọng. Tôi đã nghiệm ra điều đó sau khi đọc trong những bài thơ để lại chưa in của ông có bài nhan đề là Tôi. Bài này ông nói về cái điên của mình: Tôi nay bảy mấy tuổi trời. Mà điên chín chục tuổi đời tôi điên. Lúc đầu dạo dưới mái hiên. Lúc nằm ngửa lúc nằm nghiêng ngủ vùi.
Cứ như bài ấy, ông bước ra đường phố, hoặc khi về nhà, ngâm nga ra vẻ điên, cười khóc ra vẻ mất hồn, nhưng có một con người mang "tâm thể" khác, một con người "không làm bạn với muôn pháp", vẫn từng phút từng giây ở trong ông và quan sát ông, nên ông đã tự viết về cái điên của mình như sau: Ngồi nhổm dậy, khóc sụt sùi. Trẻ con càng rũ rượi cười càng tăng. Rằng ông giả bộ đáng khen. Thật là giỏi lắm phải chăng già khùng? Qua những gì ông đã sống và tôi chứng kiến hằng ngày, cũng như qua những gì ông viết chưa in, còn để lại trong một valy đầy bản thảo, tôi có thể khẳng định rằng Bùi Giáng không quá điên như người đời vẫn nghĩ.
* Trong valy bản thảo chưa in đó, gia đình định tiếp tục giới thiệu xuất bản ra sao trong thời gian tới?
- Thời gian đến, nếu điều kiện cho phép, chúng tôi sẽ giới thiệu những di cảo còn lại, bao gồm nhiều thể loại, trong đó có thơ với các tập do ông đặt sẵn nhan đề, như: Xin quên quá khứ; Trúc Mai; Thơ điên Bùi Giáng; Uống rượu gió mây; Tâm sự tuổi già; Thơ minh họa, Thơ Bùi Giáng. Số thơ chưa đặt tựa của ông để lại còn rất nhiều... Mong rằng sau những tác phẩm mới được công bố, bạn đọc sẽ hiểu sâu thêm về ông - một thi sĩ tự nhận mình vĩnh viễn trung niên và rong chơi mãi mãi...
* Rất cám ơn anh.
Giao Hưởng
Tưởng niệm Bùi Giáng
Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của thi sĩ Bùi Giáng (1998-2008), một triển lãm mang tên Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào khai mạc lúc 9 giờ ngày 14.9 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao Q.Tân Bình (448 Hoàng Văn Thụ, TP.HCM). Triển lãm gồm 30 tác phẩm gồm tranh, tượng chân dung Bùi Giáng của họa sĩ Mai Tuấn, thư pháp trích thơ Bùi Giáng (Bùi Hiến viết), ảnh tư liệu về Bùi Giáng (của Đào Trung Phụng và Ngọc Duy). Cùng ngày, cùng giờ lễ tưởng niệm thi sĩ Bùi Giáng cũng diễn ra ở hai nơi: Nhà thờ tộc Bùi (ấp I, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh) dành cho gia quyến và ở nghĩa trang Gò Dưa dành cho các văn nghệ sĩ.
H.Đ.N
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200837/20080913212518.aspx
Nguyễn Thanh Hoài và cuốn Trường học đờn bà do Bùi Giáng dịch mới in lần đầu - Ảnh : Giao Hưởng ---->
Câu hỏi trên một lần nữa xin phép được nêu lên với anh Nguyễn Thanh Hoài - người cháu từng sống gần gũi nhất với thi sĩ Bùi Giáng trong những năm tháng cuối đời ông tại căn nhà nằm trong một đường hẻm thuộc Q.Bình Thạnh, TP.HCM.
* Là người sống cạnh thi sĩ Bùi Giáng suốt 18 năm cho đến khi thi sĩ qua đời, hẳn anh biết rõ và nhớ rõ sinh hoạt thường ngày của tác giả Mưa nguồn?
- Vâng, tôi nhớ rất rõ về sinh hoạt thường ngày mà người trong nhà xem là có phần "bất thường" của ông cụ. Cứ mỗi sáng ông thức dậy rất sớm, khoảng 3 - 4 giờ, yên lặng ngồi thiền khoảng một tiếng đồng hồ. Sau đó ông bắt đầu lên tiếng, khi thì kể chuyện xưa, chuyện nay một mình, khi thì đọc dăm bài thơ với giọng sang sảng. Đôi lúc ông lại mắng này mắng nọ, to tiếng như để đánh thức cả nhà dậy cùng. Sau này có lần ông nói với tôi rằng ông không muốn mọi người "ngủ nướng", vì ông cho rằng bầu thanh khí dồn tụ ngẫu nhiên, đậm đặc vào buổi sáng sớm, không dậy mà hưởng thì rất uổng. Ông la hét một thôi một hồi rồi leo rào để đi ra đường. Thường thường nơi đặt chân đầu tiên trong ngày của ông là một quán cà phê "cóc" nào đó. Ông gọi cà phê đen để uống và để nhìn thiên hạ qua lại lúc đèn đường còn sáng cho tới khi mặt trời lên. Đó là thú vui không thay đổi của ông suốt mấy chục năm cuối đời.
Những sáng sớm ấy, ông thường rủ rê con cháu đi theo, nhưng giờ đó còn quá sớm không ai đi được. Vì thế ông đơn độc ra đường, hễ uống xong ly cà phê là ông chuyển qua uống rượu và rong chơi khắp Sài Gòn bất kể mưa nắng. Ông đi bộ là chính, nhiều khi đi suốt ngày - nếu có về nhà cũng chỉ nghỉ chân một lát, sau đó lại tiếp tục ra khỏi nhà, là đà lãng đãng trên đường trong cơn nửa say nửa tỉnh. Khi nào về nhà, ông thường mang quà phân phát cho mấy cháu nhỏ trong nhà, cất những bài thơ đã làm, ăn qua loa vài miếng cơm, rồi... đi nữa! Nếp sinh hoạt đó cứ đều đặn lặp đi lặp lại cho đến khuya ông mới chịu dừng bước. Thông thường trước khi đi nghỉ, dầu nhâm nhi rượu trắng suốt ngày ông vẫn ngồi thiền khoảng một tiếng mới ngả lưng xuống giường. Còn như những lúc quá say thì "bạ đâu ông nằm đó", những lúc ấy gia đình phải ẵm ông vào phòng mới được.
* Trong thời biểu rong chơi đó, có khi nào thi sĩ Bùi Giáng phá lệ để ở nhà khóa cửa phòng văn không?
- Dĩ nhiên, những ngày đau ốm ông không đi đâu được nên phải ở nhà. Song ông không ở "phòng văn" mà treo võng giữa hai gốc cây ngoài sân để đu đưa "thưởng thức cơn sốt mùa hè" đang nhập vào cơ thể. Một điều khá đặc biệt nữa là sinh hoạt rong chơi của ông như được diễn ra theo một chu kỳ riêng. Nếu đi rong chơi 2 tháng, 2 tháng tiếp theo ông chỉ ở nhà, không bước chân ra đường và không nói một lời nào với bất kỳ ai, dù là người trong nhà. Ông chỉ gật đầu khi đồng ý và lắc đầu khi từ chối điều gì. Ông im lặng, lủi thủi chăm sóc cây cối trong vườn. Một bữa, ông lấy đá khoanh một khoảng đất nhỏ để trồng rau muống, rau lang. Trong vườn có nhiều cây ăn trái như mít, xoài, mãng cầu, vú sữa, đều được ông nâng niu, chăm sóc kỹ lưỡng. Những giờ "rảnh rỗi" ở nhà, không phiêu bồng phố thị, ông lại lục lọi quần áo rách ra để khâu vá, hoặc giặt giũ áo quần, sắp xếp lại căn phòng bừa bộn.
Ông rất thương những người bán ve chai, nên đi tới nơi nào ông cũng ngó quanh ngó quất xem có món nào người ta vứt đi để góp nhặt. Những thứ nào còn xài được, bán được, từ chai xì dầu đến miếng nhựa bên đường, ông đều lượm bỏ vào bao mang về nhà chất đó, đợi đến khi mấy cô mua ve chai đi qua nhà, ông gọi vào trân trọng đem ra tặng mấy cô ấy. Ông nói mấy cô ấy tuy số phận và công việc có cực nhọc, nhưng so với các nữ hoàng, các nàng công chúa, các tài tử xinê nổi tiếng như Marilyn Monroe, hoặc Brigitte Bardot, thì thân xác dung nhan có khác gì nhau?
Cái tâm bình đẳng nơi ông không chỉ đối với tài tử giai nhân và những người đẹp ve chai trẻ già bé lớn, mà dường như hết thảy ai ai ông cũng xem như nhau, không phân biệt thành phần, tuổi tác. Đối với ai, ông cũng xem là "ngẫu nhĩ tồn sinh" nhất là khi uống rượu như ông từng hét trước sân nhà: Rồi đây tôi sẽ nhớ nhung. Cái ly rượu đế vô cùng trần gian. Có người vô tình hỏi ông uống suốt ngày làm chi vậy, ông khoa tay đọc mấy câu: Bấy nay gặp gỡ cười chào. Con đâu có biết cái đầu tiên ông. Nghĩa là ông rất phiêu bồng. Đầu tiên rất mực cuối cùng ông điên...
* Như thế thì thi sĩ của chúng ta "điên rất là sáng suốt" chứ anh?
- Theo tôi, ông chỉ "điên" có lúc, có ngày... Mà thật ra, tôi nghĩ, trong thẳm sâu của đời sống thi ca và thực tế sinh hoạt thiền mỗi sáng mỗi tối của ông thì không thể nói là ông "điên" được. Là người sống gần gũi với ông từ năm 1985 cho đến khi ông qua đời, nên tôi biết nhiều chuyện riêng mà ông kể vào những lúc ngồi bên nhau và tôi rất quý trọng, rất thương ông.
Có một lần tôi hỏi ông: "Cháu thấy bác còn tỉnh táo và khôn hơn người ta cả trăm lần nhưng ai cũng nghĩ bác "điên", cháu thấy bác "giả bộ" hay thật"! Nghe vậy ông đáp: "Tao là con trai cả ở trong nhà, nhưng vì mẹ tao làm vợ thứ, nên tao trở thành con thứ sáu, gọi là Sáu Giáng. Tuy thế, vì tao là anh cả nên trong nhà từ chuyện nhỏ cho đến chuyện lớn, tụi nó đều bắt tao phải đứng ra giải quyết, nên chi thôi tao điên cho nhẹ người. Vì vô lẽ ăn rồi cứ đứng ra giải quyết ba chuyện trời ơi, đã điên thì làm sao mà đứng ra giải hòa cho được".
Nói thì nói thế, chứ ông "điên" vì mọi người chung quanh và vì thế giới này còn có hằng hà sa số người "quá tỉnh" trong giấc mộng kim tiền, danh vọng. Tôi đã nghiệm ra điều đó sau khi đọc trong những bài thơ để lại chưa in của ông có bài nhan đề là Tôi. Bài này ông nói về cái điên của mình: Tôi nay bảy mấy tuổi trời. Mà điên chín chục tuổi đời tôi điên. Lúc đầu dạo dưới mái hiên. Lúc nằm ngửa lúc nằm nghiêng ngủ vùi.
Cứ như bài ấy, ông bước ra đường phố, hoặc khi về nhà, ngâm nga ra vẻ điên, cười khóc ra vẻ mất hồn, nhưng có một con người mang "tâm thể" khác, một con người "không làm bạn với muôn pháp", vẫn từng phút từng giây ở trong ông và quan sát ông, nên ông đã tự viết về cái điên của mình như sau: Ngồi nhổm dậy, khóc sụt sùi. Trẻ con càng rũ rượi cười càng tăng. Rằng ông giả bộ đáng khen. Thật là giỏi lắm phải chăng già khùng? Qua những gì ông đã sống và tôi chứng kiến hằng ngày, cũng như qua những gì ông viết chưa in, còn để lại trong một valy đầy bản thảo, tôi có thể khẳng định rằng Bùi Giáng không quá điên như người đời vẫn nghĩ.
* Trong valy bản thảo chưa in đó, gia đình định tiếp tục giới thiệu xuất bản ra sao trong thời gian tới?
- Thời gian đến, nếu điều kiện cho phép, chúng tôi sẽ giới thiệu những di cảo còn lại, bao gồm nhiều thể loại, trong đó có thơ với các tập do ông đặt sẵn nhan đề, như: Xin quên quá khứ; Trúc Mai; Thơ điên Bùi Giáng; Uống rượu gió mây; Tâm sự tuổi già; Thơ minh họa, Thơ Bùi Giáng. Số thơ chưa đặt tựa của ông để lại còn rất nhiều... Mong rằng sau những tác phẩm mới được công bố, bạn đọc sẽ hiểu sâu thêm về ông - một thi sĩ tự nhận mình vĩnh viễn trung niên và rong chơi mãi mãi...
* Rất cám ơn anh.
Giao Hưởng
Tưởng niệm Bùi Giáng
Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của thi sĩ Bùi Giáng (1998-2008), một triển lãm mang tên Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào khai mạc lúc 9 giờ ngày 14.9 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao Q.Tân Bình (448 Hoàng Văn Thụ, TP.HCM). Triển lãm gồm 30 tác phẩm gồm tranh, tượng chân dung Bùi Giáng của họa sĩ Mai Tuấn, thư pháp trích thơ Bùi Giáng (Bùi Hiến viết), ảnh tư liệu về Bùi Giáng (của Đào Trung Phụng và Ngọc Duy). Cùng ngày, cùng giờ lễ tưởng niệm thi sĩ Bùi Giáng cũng diễn ra ở hai nơi: Nhà thờ tộc Bùi (ấp I, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh) dành cho gia quyến và ở nghĩa trang Gò Dưa dành cho các văn nghệ sĩ.
H.Đ.N
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200837/20080913212518.aspx
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét